"Yêu bản thân" là gì? Cái cốt lõi, chính là tôn trọng chính mình. Tôn trọng chính mình, làm những điều khiến bạn thoải mái và đừng làm những điều khiến bạn khó chịu. Đặt nhu cầu của bạn lên trên hết, đáp ứng nhu cầu của bạn, sau đó mới đáp ứng nhu cầu của người khác.
Khi người khác ép bạn làm việc bạn không muốn, bạn biết cách từ chối để không mất thời gian của cả hai bên. khi đối phương không tôn trọng bạn, bạn phản ứng kịp thời và không để mối quan hệ hai người trở nên tồi tệ. và để bản thân trở nên tốt nhất, bạn phải học cách yêu bản thân đúng đắn.
Khi ai đó hỏi bạn, đừng vội đồng ý, bạn hãy tự hỏi chính mình trước rằng: "Mình có đủ thời gian và năng lượng để làm không nhỉ?", "Nếu đồng ý thì mình có cảm thấy hối hận không nhỉ?"
Sau khi kiểm tra cẩn thận, nếu bạn thấy việc này vượt quá khả năng của mình hay sẽ gây ra hậu quả thì hãy dứt khoát từ chối. Một số người biết là nên từ chối, nhưng không dám từ chối, sợ hành động từ chối, tại sao nhỉ?
Lý do duy nhất, chính là bạn sợ đối phương sẽ buồn và tức giận sau khi bị từ chối. bạn sợ người kia sẽ phớt lờ bạn và mối quan hệ giữa hai người sẽ trở nên xa cách. khi đưa ra một yêu cầu, bên kia sẽ cho rằng bạn có 50% cơ hội đồng ý, 50% là từ chối. ngay sau khi bạn từ chối thì đối phương sẽ cảm thấy khó chịu, đối phương nên tự chịu đựng nó. phần cảm xúc này bạn không có nhiệm vụ phải trách nhiệm về nó.
Những người thực sự quan tâm đến bạn sẽ biết cách tôn trọng cảm xúc của bạn. những người thực sự yêu bạn sẽ không ép buộc bạn làm những điều khiến bạn không thoải mái. mối quan hệ giữa hai bên là tôn trọng lẫn nhau, không kiểm soát nhau.
Nếu ai đó nói với bạn: "nếu bạn từ chối yêu cầu của tôi, là do bạn ích kỉ, bạn thờ ơ, và không quan tâm đến tôi." - kiểu người đó chính là đang áp đặt bạn. bạn nên kiên quyết từ chối, và không cần quan tâm đến người này nữa.
Nếu có người bạn như này xung quanh bạn: khi hai người ở với nhau, phần lớn thời gian câu chuyện giữa hai người là về thứ tình cảm chẳng đến nơi đến chốn của đối phương, khi bạn cần trò chuyện, thì người ấy chỉ miễn cưỡng nghe; bạn thường bị chế nhạo, khinh bỉ khiến bạn cảm thấy bản thân thật nghèo nàn và thấp kém. nếu thực sự có những người bạn, bạn cảm thấy mệt mỏi khi chạm mặt hay chỉ là lắng nghe và hết vui trong mối quan hệ này, thì bạn nên kết thúc tình bạn ngay lập tức.
Cho dù người bạn này tốt ở những phương diện khác, nhưng họ không tôn trọng bạn một chút nào. để một mối quan hệ được kéo dài và lành mạnh, đòi hỏi cả hai bên đều phải tốn thời gian, năng lượng, cảm xúc và cái giá tương đương để duy trì.
Nếu bạn thấy rằng bạn đang phải gánh vác nhiều hơn, thì thực tế mối quan hệ này "xong" rồi. bạn chỉ là đang phải làm hài lòng người kia mà thôi, mối quan hệ này không còn bình đẳng nữa. cảm xúc của bạn là một thứ rất quý giá, bạn xứng đáng được đặt cảm xúc của mình vào những người thực sự tôn trọng bạn.
Khi bất cứ ai làm điều gì đó không tôn trọng bạn, có có quyền bày tỏ sự tức giận, đừng cố gắng che đậy nó. Nếu bạn kìm nén sự tức giận của mình, đối phương sẽ nghĩ rằng: "Ồ, thế mà cũng chấp nhận được, lần sau sẽ gắt hơn vậy!". Chính bạn đang tự biến mình trở thành đối tượng bị bắt nạt.
Học cách thể hiện sự tức giận, chính là tự thiết lập một "ranh giới" cho mình. Nếu bạn giữ vững ranh giới đó, người khác sẽ chẳng thể làm tổn thương bạn. Bằng cách này thì bạn mới được tôn trọng. Tất nhiên, thực hiện sự tức giận ở đây không có nghĩa là chửi thề, mà phải khéo léo thể hiện sự tức giận.
Hy vọng mọi người có thể chăm sóc bản thân thật tốt, bạn sẽ hiểu được bản thân mình, biết mình thích hay không thích cái gì, những gì mình giỏi hay không giỏi, những điểm mạnh và thiếu sót của bản thân mình để trở thành người bạn muốn trở thành.
Theo Tổ quốc
Copy link