Tâm sự hôm nay

Lời kết cho vụ việc bác sĩ từ chối mổ cho một bệnh nhân là người viết báo

Xung quanh vụ việc: “bác sĩ từ chối mổ cho một bệnh nhân là người viết báo”, để cung cấp thông tin đa chiều, khách quan, Suckhoedoisong.vn xin trích đăng ý kiến của lãnh đạo Ban Tuyên giáo TW, lãnh đạo Bộ Y tế, nhà báo, bác sĩ và người dân.

Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết.

2. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

3. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

(Trích Luật Khám bệnh, chữa bệnh)

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Thế Kỷ: Người phóng viên khi tác nghiệp phải biết nén lại cảm xúc, đưa đến cho bạn đọc những thông tin chính xác, khách quan nhất.

Nếu cô phóng viên đến bệnh viện với mục đích được chữa trị hoặc muốn được bác sĩ chăm sóc sức khỏe thì không cần giới thiệu mình là ai. Bởi khi đến viện, người bệnh chỉ có nhu cầu chữa khỏi bệnh.Ngay cả với những người nghèo khó nhất, có địa vị xã hội thấp nhất cũng không cần phải nói điều đó, còn đối với người có thân phận và địa vị xã hội càng cao thì càng không nên nói ra để cho người khác biết.Không nên tự cho mình có quyền nọ, quyền kia nhân danh một vị thế xã hội để phục vụ cho mục đích cá nhân. Hiện nay, có 1 số phóng viên trẻ do kiến thức và trải nghiệm chưa được nhiều nên nhiều khi xử lý công việc còn cảm tính , mà điều cảm tính này đối với báo chí là không nên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến: Đừng để bệnh nhân hiểu lầm người thầy Thu*c.

Sự ứng xử của bác sĩ với bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp không phải cấp cứu nhưng bác sĩ không thể mổ được vì lý do công việc, BS nên giải thích và người bệnh nên thông cảm. Sự cảm thông giữa hai phía thầy Thu*c và bệnh nhân là vô cùng quan trọng để phục vụ lợi ích vì sức khỏe trước tiên của bệnh nhân sau là mới tới thầy Thu*c.

Ông Đỗ Trung Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế: Bác sĩ vẫn có quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong một số trường hợp như đã quy định ở điều 32.

Phải khẳng định rằng, nghề y là nghề cứu người, trong những trường hợp cấp cứu, hay không có ai thay thế phẫu thuật hoặc xử trí cấp cứu thì bác sĩ không có quyền từ chối bệnh nhân bởi phải đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong một số trường hợp như đã quy định ở điều 32 . Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu, BV bệnh nhiệt đới TW: Nếu là BS. Quyết, tôi cũng sẽ từ chối ca mổ này vì chính lợi ích của người bệnh.

BS Quyết từ chối mổ trong trường hợp này là đúng bởi bác sĩ phải chiụ áp lực quá tải công việc. Sự không tỉnh táo và kiệt sức của thầy Thu*c có thể gây nguy hại cho BN và cho chính bản thân bác sĩ. Chính vì thế, những công việc đòi hỏi độ chính xác cao như phẫu thuật, thủ thuật không được cố khi đã mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân. Nếu một phẫu thuật viên trong tâm lý bị ức chế thì không nên đứng mổ vì ca mổ sẽ không tốt cho bệnh nhân. Trừ trường hợp không có ai thay thế hoặc phải xử trí cấp cứu ngay. Trong khí đó, BV Phụ sản Trung ương là một Bv đầu ngành của sản khoa, có nhiều BS phẫu thuật tay nghề cao thực hiện được nên tốt nhất là giới thiệu cho BS khác mổ.

Trong y học có những quy định bất thành văn những mọi người trên toàn thế giới vẫn tuân thủ như BS không mổ, trực tiếp điều trị cho người thân (cha, mẹ, vợ con, vv) vì tâm lý có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Và những đối tượng có mẫu thuẫn cũng vậy. Điều đó xuất phát từ ích lợi của BN chứ không phải ích lợi của thầy Thu*c

Y học là một môn khoa học, đồng thời điều trị, phẫu thuật cũng là một nghệ thuật. Vì thế không thể dùng vũ lực hay áp lực để cưỡng ép mà lại đòi hỏi kết quả tốt được. Để người thầy Thu*c có thể cung cấp một sự điều trị tốt nhất, thì anh ta phải ở trong tình trạng tỉnh táo nhất, tâm lý thoải mái nhất và có động lực khát khao đem lại điều tốt nhất cho BNNếu người thầy Thu*c không có được những điều trên, thì điều tốt nhất mà anh ta có thể làm là giới thiệu BN cho một đồng nghiệp khác, nếu đồng nghiệp đó có đủ khả năng."

Nguyễn Xuân Hoàng, điều dưỡng gây mê bệnh viện K: Ưu tiên những trường hợp cấp cứu để giành giật sự sống cho họ- đó cũng là Y Đức.

Tôi đồng tình với BS. Quyết từ chối mổ cho bệnh nhân Trang bởi phải ưu tiên bác sĩ có tay nghề cao để cứu những ca bệnh khó trước.Bệnh nhân nên biết và dành cho bác sĩ sự tôn trọng, trước hết là giữa con người với con người, sau là đối với người đã chữa bệnh cho mình. Không nên mang đồng tiền ra để làm thước đo giá trị con người và đánh giá y đức. Mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng, phải ở trong nghề thì mới thấu hiểu hết được.

Năm 2002, khi còn là sinh viên, tôi có tới Bệnh viện Việt Đức và chứng kiến tinh thần lao động nhiệt tình của các bs tại đây. Họ làm việc không quản ngại vất vả cũng như những mối lo về lây truyền chéo (cho dù có những biện pháp phòng ngừa). Và ở đó tình trạng bệnh nhân cấp cứu cũng rất phức tạp: từ cấp cứu cần xử lý ngay lập tức tới cấp cứu có trì hoãn.

Tôi đã từng được chứng kiến bệnh nhân viêm ruột thừa, họ đau, khả năng vỡ cũng khá cao. Nhưng đã đưa bệnh nhân vào cửa phòng mổ rồi lại phải đưa ra vì lúc đó còn 1 bệnh nhân khác nặng hơn nhiều, khả năng Tu vong cận kề, cần phải được ưu tiên làm trước. Đương nhiên ai cũng cần đc cứu chữa, nhưng bệnh nhân nào cần cấp cứu để giành giật sự sống thì bác sĩ sẽ ưu tiên đươc làm trước - đó cũng là Y Đức.

Nếu tôi là BS. Quyết, tôi cũng sẽ từ chối mổ cho bệnh nhân Trang. Nhưng có lẽ, tôi sẽ kìm lòng để không nhắc tới chuyện bài báo “gài bẫy” trước đó, bởi chuyện đã qua và cũng là để tránh hiểu lầm vì bị nghĩ rằng vì tư thù, định kiến mà gây khó dễ cho bệnh nhân .

Là nhà báo hay là bác sĩ, bất kể nghề nào cũng có sự vất vả và tiêu chí về đạo đức riêng. Vậy trước hết phải thực hiện tốt đạo đức trong nghề của mình đã rồi hãy phán xét và đưa lên mặt báo những nhận định làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của một con người. Điều đó quan trọng và có ý nghĩa khủng khiếp lắm với mỗi người chúng ta.

Nhà báo Nguyễn Thùy Linh, PV báo VTC news: Vội vã viết một bài báo phê phán một con người, Điều đó là vùi dập một tài năng.

Nhiều nhà báo, trong đó có tôi thỉnh thoảng vẫn dùng cái thẻ nhà báo của mình để giải quyết một số việc... Nhưng tôi biết cái thẻ đó không phải là 'bùa hộ mệnh' trong bất cứ trường hợp nào. Khi gặp bác sĩ, gặp công an... trước hết tôi vẫn coi mình là một công dân. Nếu sai, tôi sẽ xin lỗi rồi dùng lời lẽ nhũn nhặn để thuyết phục họ một cách có lý có tình nhất mà tôi có thể. Đôi lúc, trong đầu vẫn còn văng vẳng điều từng được nhắc tới khi còn ở ghế nhà trường: Báo chí là quyền lực thứ 4 sau: Lập pháp, tư pháp và hành pháp. Chính cái tư tưởng đó có thể khiến ai đó coi mình có tất cả mọi quyền: quyền phán xét, quyền đòi hỏi, quyền được đáp ứng.

Than ôi. Tôi đã từng làm việc với bác sĩ Vũ Bá Quyết, giám đốc BV Phụ sản TW. Bằng cảm nhận từ cái đầu và trái tim, tôi không bao giờ nghĩ bác sĩ Quyết 'phũ phàng' đến vậy. Có thể, bác sỹ - người từng bị 'gài bẫy' và bị đưa lên báo nên bác ấy có phản ứng và buột miệng nói gì đó khiến bạn Trang thấy không chấp nhận được. Ai cũng có lúc như vậy, nhưng để viết 1 bài báo phê phán một con người. Họ có thể bị cả xã hội nhìn nhận sai lệch. Điều đó là vùi dập một con người có tài và cũng có tâm với nghề, với bệnh nhân. TÔI THẤY ĐAU LÒNG!!! cho bác sĩ, cho tờ báo, cho người viết, cho chính bạn Trang. Các bạn có quá vội vàng không???

Ý kiến phản hồi của người dân:

Tuệ Linh (32 tuổi, Hà Nội): Thực ra tâm lý bác sĩ đã không thích mà cứ ép mổ thì khéo còn hậu quả khó tiên đoán ý chứ. Bác sĩ từ chối là đúng.

Minh Tâm (Hà Nội): Nhiều người hay quan trọng hóa bệnh của mình. Bác sĩ ở BV Phụ sản Trung ương thì trình độ cao rồi. Giải quyết những ca u nang buồng trứng như vậy thì đâu cần phải tới bác sĩ đầu ngành như BS Quyết mới mổ được.

Từ sau khi có bài báo: “từ chối mổ" bác sĩ từ chối mổ cho bệnh nhân viết báo”, một cơn bão mạng lan tràn trên các trang diễn đàn, trang mạng xã hội như: “diễn đàn nhà báo trẻ”, các trang facebook cá nhân của người dân, của bác sĩ…. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với việc từ chối mổ của BS Quyết.

Lưu Hà (Đà Nẵng): u nang là u rất bình thường. Tội cho vị bác sĩ giỏi này quá. Có những người tưởng co có chút quyền là sẽ yêu cầu được tất cả và độc đoán bắt họ chiều theo ý mình.

Ngày 25/3, BV Phụ sản TƯ đã gửi CV 226/PSTW tới Bộ Y tế với nội dung: PGS.TS Vũ Bá Quyết luôn hợp tác với các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo và đã khám, điều trị cho rất nhiều phóng viên, nhà báo và người thân của họ.

Duy Đông (lược ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-loi-ket-cho-vu-viec-bac-si-tu-choi-mo-cho-mot-benh-nhan-la-nguoi-viet-bao-8736.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY