Măng là món khoái khẩu của nhiều người. có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon. tuy nhiên, bản thân măng đã chứa nhiều chất độc, vì thế nếu không được chế biến đúng cách, chất độc sẽ càng gia tăng gây hại cho cơ thể.
Nhiều người có thói quen đậy vung khi nấu nướng với quan điểm cho đỡ mất nhiệt và nhanh chín. tuy nhiên, với các món măng như luộc, xào,.. cách nấu nướng này rất nguy hiểm bởi chất độc trong măng không thoát ra ngoài được.
Để an toàn, sau khi mua măng về ta cần rửa nhiều lần, rửa kỹ với nước sạch, ngâm với muối loãng. Luộc kỹ măng khoảng 3 lần mới ăn và hãy mở vung để độc tố bay đi.
Nhiều người có sở thích ăn măng ngâm dấm ngay khi mới ngâm, măng chưa ngả màu vàng và có mùi chua đã lấy ra ăn. khi măng chưa chín, chất độc cyanide có trong măng dễ khiến người ăn ngộ độc.
Trong mỗi cân măng củ có chứa khoảng 230 mg cyanide chất độc hại đủ cho hai đứa trẻ hơn một tuổi qua đời. chính vì thế, nên ngâm măng kỹ, tới khi chín hẳn mới được mang ra sử dụng.
Nếu đun sôi khoảng 12 giờ thì hàm lượng cyanide sẽ bốc hơi một phần chỉ khoảng 160 mg/kg.
-Nếu luộc, ngâm nước lâu cho tới khi măng ngả màu vàng và mùi chua thì lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/kg.
Trong trường hợp dùng măng khô để nấu ăn, chúng ta vẫn nên ngâm kỹ, sau đó luộc lại, mở vung để bảo đảm an toàn.
Măng tươi có nhiều chất độc, chính vì thế trước khi sử dụng cần ngâm và luộc, mở vung nhiều lần. Điều này rất quan trọng, vì nó có thể giúp thải hết độc trong măng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn.
Những người có bệnh viêm loét, đau dạ dày, đang sử dụng Thu*c dạ dày không nên ăn măng. Bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những người mang thai tốt nhất không nên ăn măng, nhất là trong 3 tháng đầu vì có nguy cơ gây sảy thai.
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người có bệnh gút không nên ăn măng vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Theo Thạch Thảo/ Gia Đình Mới
https://www.giadinhmoi.vn/3-kieu-che-bien-mang-khien-chat-doc-tang-them-van-lan-bo-ngay-keo-lam-hai-ca-nha-d45714.html
Theo Gia Đình Mới
Link bài gốc
Copy link
https://www.giadinhmoi.vn/3-kieu-che-bien-mang-khien-chat-doc-tang-them-van-lan-bo-ngay-keo-lam-hai-ca-nha-d45714.htmlChủ đề liên quan:
chất độc chế biến sai lầm gây hại sức khỏe Sai lầm khi ăn măng sai lầm khi ăn uống