Dẫn đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu á là đh quốc gia singapore. đây là năm thứ 3 liên tiếp, đại học này giữ vị trí đầu bảng.
Xếp vị trí thứ hai là đh thanh hoa của trung quốc. vị trí thứ ba là đh bắc kinh. năm nay, thanh hoa có lượng bài báo xuất bản cao hơn đh bắc kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng cao hơn.
Năm nay, nhật bản tiếp tục là quốc gia có nhiều trường đh lọt vào bảng xếp hạng nhất, với 89 trường đh. tiếp đó là trung quốc, với 63 trường.
Trong bảng xếp hạng hơn 350 trường đh châu á của times higher education năm nay, lần đầu tiên đh malaysia nằm trong top 50. indonesia tăng từ 2 lên 4 trường. thái lan cũng có đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng này.
Cũng như các năm trước, trong bảng xếp hạng hơn 350 trường đại học châu á này, không có đại diện nào của việt nam. bảng xếp hạng times higher education nhấn mạnh đến vai trò của nghiên cứu. việc vắng bóng các trường đại học của việt nam chứng tỏ chúng ta chưa có đại học nghiên cứu đẳng cấp cao như các nước trong khu vực theo như tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng này.
Xếp hạng đại học thế giới times higher education là cuộc bình chọn xếp hạng các trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới bởi tạp chí times higher education (the) của anh.
vào cuối năm 2017, một bảng xếp hạng đại học uy tín khác có tên là qs cũng công bố. có 5 đại học của việt nam lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học uy tín ở châu á là: đh quốc gia hà nội, đh quốc gia tphcm, trường đh bách khoa hà nội, trường đh cần thơ và và đh huế .
Bảng xếp hạng của the được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng giáo dục có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, có ảnh hưởng rộng rãi tới những sinh viên muốn theo học tại các trường đại học tốt.
The sử dụng 13 chỉ số đã được hiệu chuẩn nhằm cung cấp sự so sánh toàn diện và cân bằng. các chỉ số được chia thành năm nhóm: giảng dạy (môi trường học tập) chiếm 30%, nghiên cứu (số lượng, thu nhập và danh tiếng – 30%; trích dẫn khoa học (ảnh hưởng của nghiên cứu) – chiếm 30%, triển vọng quốc tế (giảng viên, sinh viên và nghiên cứu) – chiếm 7.5% và thu nhập nhờ chuyển giao tri thức – chiếm 2,5%.
Các trường bị loại trừ khỏi bảng xếp hạng thế giới của the nếu không đào tạo bậc cử nhân, hoặc nếu kết quả nghiên cứu ít hơn 1.000 bài báo trong giai đoạn 2012-2016 (yêu cầu tối thiểu 150 bài mỗi năm). trường hợp 80% hoạt động không thuộc 11 lĩnh vực do the quy định, trường cũng không được xếp loại.
Theo Đặng Chung Báo Lao ĐộngChủ đề liên quan:
châu á đại học ĐH Bắc Kinh ĐH Thanh Hoa không có Times Higher Education tốt nhất trường trường đại học tốt nhất Châu Á việt nam