Theo đó, thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế luôn cập nhật và tham khảo, cũng như nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp điều trị của các nước trên thế giới đang thử nghiệm như sử dụng Thu*c điều trị HIV hay Thu*c chống sốt rét chloroquine trong điều trị COVID-19… Sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19 cũng là một liệu pháp mà thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này.
Theo các chuyên gia trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy Thu*c điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng. Điều quan trọng nhất trong Hướng dẫn này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương.
Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn việc hiến huyết tương của người điều trị khỏi bệnh COVID-19 cũng được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SAR-COV-2 và các tác nhân gây bệnh khác cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng
Hiện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng là BV Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện TW Huế; BV Chợ Rẫy và BV Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
Việc lấy huyết tương trước mắt chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện như Viện Huyết học- Truyền máu TW; BV Chợ Rẫy, BV Truyền máu- Huyết học TP. Hồ Chí Minh.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ TW và các Viện Pasteur đảm bảo lấy huyết tương đúng quy trình chuyên môn và nồng độ kháng thể. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phải đảm bảo công tác an toàn sinh học trong tất cả các quy trình; vận động người hiến và có chính sách giúp đỡ, động viên với người tham gia tình nguyện hiến huyết tương hồi phục.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hướng dẫn tạm thời nhưng trên nguyên tắc vẫn phải đảm bảo tính khoa học; an toàn cho người bệnh và sẽ không ngừng được cập nhật, hoàn chỉnh.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ là đầu mối phối hợp cùng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo và các Vụ, Cục liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo khẩn trương thực hiện hướng dẫn này khi được Lãnh đạo Bộ Y tế chính thức phê duyệt.
Trước đó, vào ngày 24/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 đã chủ trì cuộc họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn tạm thời về tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19 tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19.
Bộ Y tế vừa đưa ra hướng dẫn cách phòng dịch COVID-19 cho người lao động phải đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện 5 điểm cần làm tốt và 7 thói quen cần thay đổi để chống dịch COVID-19 ngay cả khi đã nới lỏng giãn cách xã hội.
Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u trung thất kích thước lớn có đường kính lên đến 15 cm. Khối u thần kinh xuất phát từ hạch giao cảm chèn ép mạch máu lớn, nhu mô phổi khiến bệnh nhân đau tức ngực suốt thời gian dài.
Nhiều địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.
Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.
Thông tin cập nhật ngày 24/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 18.184 người đang cách ly tập trung và 50.706 người cách ly tại nhà và theo dõi y tế. Sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam và người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ cao...
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện Covid 19 COVID_19 điều trị điều trị Covid 19 được phép huyết tương nghiên cứu tại Việt Nam trị Covid 19 việt nam