Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 kinh nghiệm được đúc kết từ việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Việt Nam

(MangYTe) - Bệnh nhân vào viện không nặng ngay, theo dõi lâm sàng tổn thương phổi từ ngoài biên ... là kinh nghiệm các y bác sĩ đúc kết sau quá trình điều trị các ca COVID-19.

Bệnh nhân 19 (64 tuổi, bác gái của bệnh nhân 17), là ca bệnh điều trị covid-19 lâu nhất việt nam. khi nhập viện sức khoẻ bệnh nhân bình thường nhưng chỉ vài ngày sau biến chuyển nhanh. bệnh nhân nhanh chóng suy hô hấp.

Bệnh nhân ngay lập tức được đặc chạy tim phổi ngoài cơ thể hay còn gọi ecmo. bệnh nhân số 19 phải chạy ecmo 17 ngày, dấu hiệu bệnh sau đó có tiến triển nên các bác sĩ đã cai ecmo.

Tuy nhiên, ngay sau đó bệnh nhân bị ngừng tim tới ba lần. nhờ giám sát theo dõi cấp cứu kịp thời thoát khỏi tử thần. theo các chuyên gia, từng 3 lần ngừng thở nhưng người bệnh vẫn hồi sinh thì thực sự là kỳ tích của chính bệnh nhân.

Gs nguyễn văn kính – nguyên giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, hiện bệnh nhân tự thở, tự ăn, vài ngày nữa sẽ được công bố khỏi bệnh. tất cả các trường hợp bệnh nhân nặng đều có kết quả xét nghiệm âm tính sau 10 ngày vào viện.

Trường hợp bệnh nhân 161 cũng là kỳ tích của các bác sĩ trong cuộc chiến chống covid-19. đây là bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý nền xuất huyết não. bệnh nhân rất yếu và mắc covid-19 nặng. bệnh nhân có nguy cơ thiệt mạng cao.

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nặng vốn đã khó khăn, với bệnh nhân này còn khó khăn hơn. tất cả các nhận viên trong khoa đều dồn sức chăm sóc bệnh nhân. hiện bệnh nhân này hồi phục, còn di chứng xuất huyết não. bệnh nhân được chuyển bệnh viện bạch mai.

Theo gs kính, quá trình chăm sóc bệnh nhân rất căng thẳng. các bác sĩ theo dõi từng phút, điều chỉnh thông số, Thu*c. "lúc nào nhân viên y tế cũng trong tình trạng đi trên dây", gs kính ví von.

Riêng với bệnh nhân 91, phi công người anh, theo thông tin từ tiểu ban điều trị - ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19, người này vẫn trong tình trạng rất nguy kịch.

Đây là ca bệnh duy nhất đang trong tình trạng nguy kịch ở nước ta. bệnh nhân 91 hiện nằm yên/an thần, không sốt, tràn khí màng phổi phải, chảy máu nơi ống dẫn lưu màng phổi lượng 300 ml, màu hồng lợt, không ghi nhận chảy máu nơi khác.

Kinh nghiệm sau điều trị bệnh nhân 

Theo gs kính, qua các trường hợp bệnh nhân nặng, các y bác sĩ rút ra kinh nghiệm với bệnh nhân covid-19.

thứ nhất, thời gian ủ bệnh trung tình 8-10 ngày. thứ hai, bệnh nhân vào viện không nặng ngay, diễn biến nặng tổn thương phổi sau 1 tuần.

thứ ba, theo dõi lâm sàng tổn thương phổi từ ngoài biên, đáy phổi lan vào trung tâm. giai đoạn đầu từ tổn thương nối kinh mờ thành các thuỳ dẫn dần làm bệnh nhân suy hô hấp. bệnh nguy kịch thiếu oxy. điều trị cho bệnh nhân covid-19 phải cụ thể hoá cho từng người.

thứ tư, 45% bệnh nhân covid-19 có triệu chứng lâm sàng, 55% có triệu chứng từ nhẹ tới nặng. bệnh nhân thường kèm rối loạn hô hấp và rối loạn đông máu, tiên lượng diễn biến nặng. bệnh nhân có nền diễn biến sẽ nặng hơn.

Tuy nhiên, với những cách thức, kinh nghiệm trong điều trị bệnh sars từ năm 2003, bệnh cúm, nên bệnh viện đã cứu được các bệnh nhân khi vào viện.

Video: 3 tháng chống COVID-19 ở Việt Nam

Quỳnh Trâm

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/tin-tuc/4-kinh-nghiem-duoc-duc-ket-tu-viec-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-nang-o-viet-nam-ar544559.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY