Dinh dưỡng hôm nay

4 loại rau tuyệt đối không ăn sống, vừa không hấp thụ dinh dưỡng mà còn gây ngộ độc

Rau sống là món ăn yêu thích của nhiều người, vì rất ngọt, thơm, lại bảo toàn được hoàn toàn vitamin. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rau nào cũng có thể ăn sống.

Có thể bạn cũng biết rằng, việc chế biến thực phẩm có liên quan trực tiếp tới dinh dưỡng có trong món ăn. với rau cũng vậy, một số loại vitamin rất dễ bị thất thoát khi bạn xào nấu. bởi thế, có nhiều người rất thích ăn rau sống, vì vị rau thơm ngọt, không lo mất chất.

Tuy nhiên, có một số loại rau khi ăn sống không những không thể hấp thụ dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc.

Thứ nhất: Các loại rau họ cải

Một số loại rau họ cải như: bắp cải, súp lơ, cải thảo,... có chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng là nguồn chất xơ phong phú. nhiều người thích thái nhỏ, làm nộm ăn sống, tuy nhiên những loại rau này khi ăn sống dễ gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Chưa kể, những loại rau này có chứa một lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. vì thế với các rau họ cải, nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại cho cơ thể.

Thứ hai: Các loại rau có chứa nhiều axit oxalic

Nhóm này bao gồm một số loại rau như: bina, măng tây, cần tây, rau dền, đậu bắp… những loại này chứa rất nhiều axit oxalic. khi ăn sống, lượng axit oxalic này khi vào đường ruột sẽ kết hợp với canxi trong đường ruột tạo thành muối canxi oxalat làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể. vì thế, để loại trừ bớt lượng axit này, nên nấu chín rau để không hại cho cơ thể.

Thứ ba: Các loại củ

Một số loại củ như khoai tây, sắn, khoai lang... đều không thích hợp để ăn sống. trong các loại củ này có chứa lượng tinh bột lớn, nếu ăn sống sẽ rất khó hấp thụ gây đầy hơi khó tiêu, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn….

Thậm chí, nếu ăn sắn (khoai mì) sống có chứa glycoside cyanogen – chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây  Tu vong. Bởi thế, nên làm sạch, nấu chín kỹ trước khi ăn.

Ngay cả với củ mã thầy, loại củ khi ăn sống rất ngon cũng nên xử lý qua nước sôi trước khi ăn, như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm mà vẫn có thể giữ được nguồn dinh dưỡng của nó.

Thứ tư: Một số loại rau thủy sinh

Nhóm rau thủy sinh bao gồm một số loại như: rau cần, rau muống, củ ấu, củ niễng… thường được trồng ở những vùng nước đầm lầy, chính vì thế, những rau này thường bị một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi bạn ăn sống, rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.

Khi nhiễm ký sinh trùng, bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, làm hỏng gan, ruột, viêm phổi... khi chúng sinh sôi nảy nở và tấn công các bộ phận này.

Những rau sống ở vùng nước nhiễm độc có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Bạn cũng nên lưu ý ăn đầy đủ và đa dạng các loại rau củ khác nhau để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo Thạch Thảo/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/4-loai-rau-tuyet-doi-khong-an-song-vua-khong-hap-thu-dinh-duong-ma-con-gay-ngo-doc-d46007.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/4-loai-rau-tuyet-doi-khong-an-song-vua-khong-hap-thu-dinh-duong-ma-con-gay-ngo-doc-d46007.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-gia-noi-gi-209/4-loai-rau-tuyet-doi-khong-an-song-vua-khong-hap-thu-dinh-duong-ma-con-gay-ngo-doc-378967)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY