Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 lưu ý khi uống nước để không làm thận của bạn gặp rắc rối: Người bệnh thận cần cảnh giác

Nếu bạn có vấn đề về thận, cần phải đặc biệt chú ý khi uống nước. Vì uống không đúng cách có thể làm cho sức khỏe của thận trở nên nặng nề hơn.

Nước là nguồn gốc của sự sống, hơn 98% tế bào trong cơ thể là nước, một khi bị mất nước, thì nước và điện giải trong cơ thể sẽ bị rối loạn, gây ra những tổn thương nhất định cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết, nhất là đối với những người có chức năng thận kém.

Do vậy, việc đơn giản như uống nước cũng cần có kiến ​​thức đúng đắn để không gây hại cho sức khỏe.

Người bệnh thận uống nước cần lưu ý những vấn đề gì?

1. Không uống quá ít nước

Một số người lo lắng rằng uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận nên đã có suy nghĩ áp dụng nguyên tắc uống ít nước hơn.

Thận có khả năng bài tiết chất độc nhưng chỉ khi cơ thể đủ nước thì mới có tác dụng đào thải chất cặn bã và chất độc ra ngoài theo đường nước tiểu, nếu uống quá ít nước thì nước tiểu sẽ cô đặc làm tăng vi khuẩn và các chất độc hại trong nước tiểu. Từ đó dễ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu và sỏi thận.

Người bệnh không nên hạn chế tuyệt đối lượng nước uống mà nên theo nguyên tắc uống ít, nhiều lần, nếu có biểu hiện vô niệu rõ ràng hoặc cơ thể phù nề thì cần uống nước theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chúng ta cũng mất nước khi đổ mồ hôi hoặc thở, đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bạn có thể uống 150ml nước mỗi giờ.

2. Cần phải uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng

Sau một đêm hít thở và đổ mồ hôi qua da sẽ lấy đi một phần nước của cơ thể. Buổi sáng thức dậy cơ thể sẽ bị mất nước và máu đặc hơn. Uống một cốc nước lúc này không chỉ làm loãng máu mà còn bổ sung những gì cơ thể cần.

Ngoài ra, chúng ta không nên quá tin vào tác dụng về một loại nước chức năng nào đó được quảng cáo, chỉ cần đảm bảo nước sạch, hợp vệ sinh là có thể uống được.

3. Nước uống có ga không được dùng thay cho nước thường

Nước đun sôi thông thường là tốt cho sức khỏe nhất, không thể dùng các loại nước uống như nước ngọt hay nước trái cây thay cho nước lọc, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh gút, đồng thời gây ra những tổn thương nhất định cho thận.

Ngoài ra, bạn không nên nhịn uống nước, số lượng 8 ly nước mỗi ngày là lượng khuyến cáo, nếu mùa hè mất nhiều nước, sốt cao, tiêu chảy thì nên bổ sung thêm nước hơn so với thường ngày.

4. Không thêm Thu*c bắc vào nước một cách tùy tiện

Nhiều người chọn cách dùng một số loại Thu*c bắc để đun sôi hoặc pha nước như trà để thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè. Nhưng dù là Thu*c bắc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải qua thận chuyển hóa nên sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho thận.

Nếu muốn bổ sung Thu*c nam, Thu*c bắc, phải chọn những loại Thu*c vô hại cho thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh thận phải cảnh giác khi uống nước, ngoài ra không nên uống nước gọi là "nước tự nhiên" trong các khu thắng cảnh, do không được chế biến và chủ yếu khử trùng thủ công nên không thể sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh, có thể làm tăng nhiễm trùng thận.

Để kiểm soát lượng muối ăn vào mỗi ngày, nên đo lường lượng muối không được quá 6 gam.

Ngoài ra, chúng ta phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách cân đối, duy trì một thời gian biểu đều đặn, bỏ thói quen xấu như hút Thu*c và uống rượu, thường xuyên theo dõi huyết áp và mỡ máu là những điều bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc có vấn đề về thận nên làm.

Theo Vân Hồng/Tổ Quốc

https://toquoc.vn/4-luu-y-khi-uong-nuoc-de-khong-lam-than-cua-ban-gap-rac-roi-nguoi-benh-than-can-canh-giac-820203012163140561.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

https://toquoc.vn/4-luu-y-khi-uong-nuoc-de-khong-lam-than-cua-ban-gap-rac-roi-nguoi-benh-than-can-canh-giac-820203012163140561.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/4-luu-y-khi-uong-nuoc-de-khong-lam-than-cua-ban-gap-rac-roi-nguoi-benh-than-can-canh-giac-391829)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY