Phàn nàn về bài tập, làm giúp con
Cha mẹ không nên phàn nàn về số lượng bài tập của con quá nhiều và quá khó. nguồn ảnh: internet
Trước mặt con trẻ, cha mẹ không nên phàn nàn về số lượng bài tập của con quá nhiều và quá khó. nếu cha mẹ cảm thấy bài về nhà vượt quá khả năng của con mình, có thể trò chuyện với giáo viên phụ trách để trao đổi.
Còn khi ở nhà, cha mẹ nên tôn trọng những gì mà giáo viên đã giao cho con và khuyến khích con nỗ lực làm hết những gì đã được giao.
Nhiều bậc phụ huynh thấy con có nhiều bài tập và bài khó nên đã làm thay con. đây là điều tuyệt đối không nên làm. làm bài thay con không thể giúp con cải thiện được năng lực học tập, bổ sung kiến thức mà còn ảnh hưởng tới tính kỷ luật của con, khiến con ỉ lại vào cha mẹ nhiều hơn.
Hiểu sai tính chất bài tập về nhà
Nhiều phụ huynh cho rằng, bài tập về nhà là phương pháp để con có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới nhưng thực tế, bài tập về nhà là giúp con củng cố kiến thức đã được học trên lớp.
Và hơn cả, bài về nhà là cơ hội để con có thể học được cách làm việc một cách độc lập và tự chủ. nhiều cha mẹ có xu hướng biến thời gian làm bài tập về nhà thành những buổi tranh luận.
Tuy nhiên, hãy để con có thời gian yên tĩnh, tìm hiểu các vấn đề trong bài tập về nhà.
Nếu con gặp bài khó, cha mẹ có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ để con có thể tự giải quyết bài tập của mình.
Cha mẹ bắt trẻ học không ngưng nghỉ
Trẻ em hiếu động, không khó hiểu khi chúng ngồi học mà hết ngứa chân tay, đầu tóc, rồi lại khát nước, đói bụng... Vì thế, nên cho trẻ thời gian nghỉ ngơi giữa buổi học. Ví dụ, bạn nên đề nghị trẻ học 30 phút rồi nghỉ khoảng 10 phút, rồi lại ngồi vào học. Việc "nghỉ giải lao" ngắn cũng giúp cơ thể trẻ vận động nhẹ nhàng, tránh buồn ngủ khi học bài. Việc cho trẻ nghỉ cũng cho chúng thấy cha mẹ thấu hiểu phần nào sự vất vả học hành và sẵn sàng chia sẻ với trẻ.
Cha mẹ kè kè giám sát con
Nhiều cha mẹ than thở rằng: "Chỉ cần rời mắt ra một cái là nó làm sai, hoặc làm nhếnh nhoáng cho xong để chạy ra chơi". Đương nhiên đứa trẻ ở lứa tuổi tiểu học hiếu động, điều này là không tránh khỏi. Nhưng việc cha mẹ nói ra như vậy cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng với con cái, phóng đại vai trò bản thân như một người giám sát, vô tình khiến đứa trẻ trở nên phụ thuộc và chậm trễ trong việc hợp tác với cha mẹ.
Về bản chất, cha mẹ giám sát kè kè bên con là nhu cầu của cha mẹ: muốn con làm bài đúng, trình bày đẹp, muốn đảm bảo con không khát nước, đói bụng... trong khi đó, đứa trẻ đã được trang bị kiến thức trong buổi học trên lớp, và có thể tự mình giải quyết những nhiệm vụ được giao khi về nhà, dù đương nhiên kết quả có thể có đúng, có sai, có đẹp, có xấu. việc cha mẹ can thiệp quá mức vào việc làm bài tập của con làm giảm tính độc lập của chúng, giảm khả năng chủ động làm bài tập, dần hình thành tâm lý cha mẹ giục mới làm bài, chỗ nào khó lại ì èo đòi cha mẹ giảng. do đó, ngồi kè kè bên con, chỉ cho con từng lỗi sai, từng câu trình bày hoàn toàn không phải cách làm khoa học. thậm chí, đây còn là sự "quản thúc tại gia".
Theo Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/giao-duc-giai-tri/4-sai-lam-khi-day-con-lam-bai-tap-ve-nha-nhieu-cha-me-mac-phai-52596.htmlTheo Tiêu dùng