Sai lầm khi rửa rau
-Ngâm rau với nước muối: nước muối có tác dụng sát khuẩn chứ không loại bỏ được Thu*c trừ sâu hay hóa chất bảo quản thực vật. Nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật khiến các chất ô nhiễm thâm nhập vào rau gây hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm thứ cấp.
- lạm dụng nước rửa rau: các loại nước này chỉ có thể loại bỏ nhanh các vết bẩn và hóa chất độc hại bám trên bề mặt. còn Thu*c bảo vệ thực vật thường ngấm sâu nên nước rửa rau cũng khó mà loại bỏ được chúng.
- Ngâm rau lâu trong nước: Thu*c trừ sâu có độ hòa tan trong nước rất kém nên ngâm nước cũng khó có thể loại bỏ được chúng. Việc ngâm rau trong nước quá lâu còn tạo cơ hội khiến các loại hóa chất hấp thụ ngược lại. Không chỉ vậy, vitamin trong rau cũng bị hao hụt nếu ngâm rau trong nước lâu.
- Cắt rau rồi mới rửa: Lượng vitamin tồn tại dưới dạng nước nhanh chóng bị hao hụt, đặc biệt là hàm lượng vitamin C bị mất đi hoàn toàn.
- Chần rau qua nước ấm: Cách làm này cũng khiến lượng lớn vitamin thất thoát. Không chỉ vậy, nhiệt độ cao còn khiến các chất có lợi bị hao hụt nhiều hơn.
Rửa sai cách khiến rau "ngậm" hóa chất nhiều hơnCách rửa rau đúng theo từng loại
- Rau ăn lá: Do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella nên loại rau này mang mầm bệnh tả. Sau khi mua về bạn nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi nước. Có thể ngâm rau với nước muối loãng không quá 5 phút để loại bỏ vi khuẩn và tránh hao hụt dinh dưỡng.
- Rau ăn quả: Loại rau này dễ nhiễm Thu*c bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm, chưa hết hạn cách ly Thu*c hay ô nhiễm khi bảo quản. Bạn nên rửa sạch từng quả, bọc nylong rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. 2 ngày sau khi Thu*c đã phân hủy bạn có thể bỏ ra thưởng thức.
- Rau ăn củ: Nên rửa sạch phần vỏ bao quanh bên ngoài rồi gọt bỏ. Rửa lại thực phẩm dưới vòi nước một lần nữa rồi mới đem chế biến.
Link bài gốc Lấy link