Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

43% bệnh nhân lao chưa được phát hiện trong cộng đồng

Mỗi năm, có 174.000 người mắc lao mới, nhưng hiện nay, Chương trình Chống lao quốc gia chỉ phát hiện được khoảng 105.000 người.

Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lao. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 57%, có nghĩa là còn tới 43% số

[Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao]

Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ về ngày 24/3 - ngày hàng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống lao.

Hơn 50.000 người mắc lao chưa được phát hiện

Theo Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung, dự kiến số người phát hiện trong khu vực tư nhân hoặc cơ sở y tế đa khoa nhưng chưa được đăng ký điều trị hoặc chưa báo cáo là khoảng 20.000 người. Như vậy, còn khoảng hơn 50.000 người mắc lao tại cộng đồng chưa được quản lý và điều trị.

"Chính sự không phát hiện kịp thời, còn nhiều nguồn lây trong cộng đồng khiến bệnh lý này tồn tại lâu,” phó giáo sư Nhung phân tích.

Theo thống kê của Chương trình Chống lao quốc gia, Việt Nam là một trong chín nước đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Hệ thống y tế phòng chống lao và bệnh phổi toàn quốc hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ điều trị khỏi cho người mới mắc lần đầu đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao cho người mắc lao đa kháng Thu*c.

Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức cao, trên 90% với bệnh nhân lao mới, 75% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ ngắn hạn, tỷ lệ điều trị thành công bệnh nhân lao mới trên thế giới là 85%, con số này ở bệnh nhân kháng đa Thu*c là 56%.

Có được những kết quả đó là do các kỹ thuật công nghệ mới, Thu*c mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng Thu*c.

Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung nói về bệnh lao:

Cần cả sự cam kết của cộng đồng

Phó giáo sư Nhung nhấn mạnh, hiện nay, lao đã có Thu*c chữa, người bệnh mắc lao khi điều trị khỏi thì nguồn lây dần mất đi, lao sẽ bị tiêu diệt vào năm 2030. Tuy nhiên, công tác phòng, chống lao còn gặp nhiều khó khăn.

Vì thế, để tiến tới chấm dứt lao vào năm 2030,

Chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 là một thách thức lớn với Việt Nam. Để thực hiện được điều này, Chương trình Chống lao quốc gia đã có những đổi mới trong công tác phòng chống lao với ba nội dung hành động: một cam kết, hai đột phá, ba vận động.

Theo phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung, về mặt cam kết, ngoài những cam kết chấm dứt bệnh lao từ Chính phủ, các cấp chính quyền, Bộ Y tế thì cần cả sự cam kết của cộng đồng.

“Chúng tôi khẳng định, dù người dân nghèo nhất cũng được chữa lao. Hãy để bác sỹ chẩn đoán lao cho mình. Những người mắc lao không có thẻ bảo hiểm y tế, chúng tôi có quỹ PASTB hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm. Quỹ PASTB đã hỗ trợ cho gần 2.000 người trong hai năm qua. Trong năm 2020, dự kiến 2.500 - 3.000 người sẽ được hưởng lợi từ quỹ này,” phó giáo sư Nhung cho hay.

Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền để cho người dân hiểu lao cần phải phát hiện và điều trị lao và làm sao tiện lợi nhất cho người dân được tiếp cận quỹ.

Lao không phải bệnh di truyền, nếu phát hiện muộn thì người thân bệnh nhân sẽ bị đầu tiên. Vì vậy, Chương trình phòng chống lao quốc gia đặt ra chỉ tiêu có 20 triệu người phụ nữ trong 20 triệu hộ gia đình biết về bệnh lao để bảo vệ gia đình không bị mắc lao. Chương trình cũng cần 10 triệu thanh niên cùng hành động để truyền thông rộng rãi về lao. Đó là cách truyền thông và tiếp cận lao đến cộng đồng rộng rãi.

Theo người đứng đầu Bệnh viện Phổi Trung ương, để có thể phát hiện được nhiều số ca mắc lao, Chương trình đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay.

Bệnh viện Phổi Trung ương hiện có 29 xe X-quang di động đi khắp cả nước để sàng lọc nhanh nhất với độ nhạy hơn 90%, Expert với hơn 200 máy để phát hiện sớm. Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao sẽ được điều trị miễn phí Thu*c chống lao, đối với tất cả các thể lao./.


Ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao (Ủy ban Quốc gia). Ủy ban thành lập nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng trong phòng, chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt nam vào năm 2030, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhằm huy động sự chung tay của cộng đồng trong phòng chống bệnh lao, Bệnh viện Phổi Trung ương -

Thuỳ Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/43-benh-nhan-lao-chua-duoc-phat-hien-trong-cong-dong/630132.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này