Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

44% người Việt mang vi khuẩn lao

GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, cho biết hiện có khoảng khoảng 126.000 người mắc lao.

Vi khuẩn lao trú ngụ ở các hang, hốc trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mang vi khuẩn lao cũng mắc bệnh lao. Điều này có nghĩa những người khỏe mạnh vẫn đang có vi khuẩn lao trong người.

Bệnh lao: Kẻ Gi*t người thầm lặng

Theo PGS Nhung, hiện số người mắc bệnh lao đang giảm hàng năm khoảng 5-6%, số Tu vong vì bệnh giảm nhanh hơn. Trong hai năm 2015-2016, cả nước đã giảm 3.000 người ch*t vì lao. Nguyên nhân là bệnh nhân được phát hiện sớm, chủ động và nhiều hơn.

Đặc biệt số bệnh nhân không được phát hiện, được gọi là tảng băng chìm cũng có xu hướng giảm. Mỗi năm, cả nước có khoảng 126.000 người mắc lao, trong đó chỉ 105.000-106.000 người được phát hiện bệnh, còn lại khoảng 20.000 người chưa được phát hiện.

“Bệnh lao không gây Tu vong rầm rộ như T*i n*n giao thông hay tai biến sản khoa mà chúng được báo trước, diễn biến một cách âm thầm nên được gọi là kẻ Gi*t người thầm lặng”, PGS Nhung nói.

Những bệnh nhân lao chưa phát hiện bệnh có tỷ lệ Tu vong cao. Đặc biệt, trong thời gian mắc bệnh và Tu vong, họ đã làm lây lan bệnh trên cộng đồng.

“Mắc lao không có tội nhưng giấu bệnh không những có tội với bản thân mình mà còn có lỗi với những người xung quanh và cộng đồng. 40% người không phát hiện bệnh để được chữa trị sẽ Tu vong”, PGS Nhung khuyến cáo.

Theo Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, những nguy cơ khiến chúng ta mắc lao bao gồm việc tiếp xúc với người bị lao thường xuyên, nguy cơ này cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Bệnh cũng dễ mắc khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch hoặc sống trong các khu chật hẹp như trại giam, phòng trọ. Dinh dưỡng kém, sức đề kháng suy giảm, hút Thu*c lá, lạm dụng rượu, đái tháo đường, sống chung HIV/AIDS cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.

Mới đây, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam do GS.TS Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về Phòng chống Lao, tại Moscow, Liên Bang Nga từ 16-17/11.Cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Tại hội nghị, Việt Nam đã cùng thông qua Tuyên bố chung Moscow về chấm dứt bệnh lao thể hiện cam kết mạnh mẽ của toàn cầu về việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Phòng chống Lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tạo nền tảng để thực hiện chiến lược chấm dứt bệnh lao vào 2030 của WHO.

Để làm được điều này, Việt Nam đã đặt chỉ tiêu giảm 30% tỷ lệ hiện mắc và giảm 40% tỷ lệ Tu vong do bệnh lao trong vòng 5 năm từ 2015-2020.

Theo PGS Nhung, hiện công tác chống lao của Việt Nam đang nằm ở top trên, nhưng chưa đủ bền vững. Những cam kết trong Tuyên bố chung Moscow về chấm dứt bệnh lao sẽ đảm bảo việc chống lao vừa mạnh và vừa bền vững.

Về việc phát hiện sớm bệnh lao, chuyên gia khuyến nghị người dân nên lưu ý khi có các triệu chứng hô hấp như ho hoặc sốt. Để phát hiện, bác sĩ sẽ chụp phim (có tính sàng lọc rất cao), sau đó xét nghiệm đờm để khẳng định bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc7e1489218653908798bb9)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY