Tiêu hóa hôm nay

Ăn chung mâm có lây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP?

Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
Để tìm lời giải đáp cho nỗi lo lắng chung của nhiều bạn đọc về căn bệnh đau dạ dày do HP, AloBacsi đã có cuộc trò chuyện với BS-CK1 Nguyễn Minh Thu - Trưởng khoa Liên chuyên khoa, Trung tâm y tế quận 11, TPHCM.Thưa BS Nguyễn Minh Thu, hiện nay có rất nhiều bạn đọc của AloBacsi băn khoăn về việc làm sao phát hiện mình hoặc người thân nhiễm virus HP, BS có thể đưa ra những hướng dẫn về việc này không ạ?

Helicobacter pylori (gọi tắt là HP) là một loại vi khuẩn cư trú ở dạ dày hơn 50% dân số thế giới và là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày tá tràng, và ung thư dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn cư trú ở dạ dày - một môi trường mà không một vi khuẩn đường ruột nào sống sót được.

Nếu viêm dạ dày (VDD) do HP thì triệu chứng cũng giống như VDD do nguyên nhân khác, nghĩa là bạn cũng đau bụng vùng trên rốn (còn gọi là thượng vị), đau có thể tăng sau bữa ăn hay chỉ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, có thể buồn nôn, hay nôn, nặng có thể nôn ra máu.

Muốn phát hiện mình có vi khuẩn hp hay không thì bạn phải làm xét nghiệm phát hiện HP.

Ảnh mô tảHình ảnh viêm dạ dày do HP qua nội soi - Nguồn: internet

vi khuẩn hp lây qua nguồn nào, thưa BS? Ăn uống chung mâm, mọi người dùng đũa riêng gắp vào đĩa thức ăn chung thì có lây được ? HP được tìm thấy trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý... Đường lây truyền chính vẫn là từ người qua người qua đường tiêu hóa, cụ thể: - Đường phân - miệng: Mật độ vi khuẩn trong phân cao hơn khi người bệnh bị tiêu chảy hoặc sử dụng các Thu*c làm tăng pH dạ dày. Vi khuẩn theo phân lây sang người khác do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn, hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián... khi thức ăn không đậy kỹ. - Đường miệng - miệng: HP có trong nước bọt và cao răng. HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt và lây lan qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con ăn. - Đường dạ dày - miệng: Vi khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác qua dịch tiết dạ dày khi sử dụng các ống nội soi dạ dày chưa được vô trùng tốt.

Khám bệnh Online - Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-chung-mam-co-lay-benh-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-1494.html)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY