Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 bộ phận của cá đừng ăn dù thấy ngon đến đâu: Chứa chất cặn bã, kim loại gây bệnh, bỏ đi thì hơn

Không phải bộ phận nào của con cá cũng tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là nên hạn chế ăn những bộ phận này để đảm bảo an toàn.

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được đánh giá là lành mạnh hơn so với các loại thịt đỏ. Bạn có thể ăn cá thường xuyên mà không sợ ngán hay tăng cân. Ăn cá còn mang đến nhiều lợi ích tim mạch, trí não.

Mặc dù cá rất ngon nhưng có những bộ phận của con cá mà chúng ta không nên tiêu thụ. Chúng có thể khiến bạn ngộ độc hoặc âm thầm gây ra bệnh tim mạch.

Mắt cá

Nhiều người cho rằng "ăn gì bổ nấy", ăn mắt cá sẽ tốt cho thị lực. Điều này có đúng?

Mắt cá chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A và DHA. Trong đó, vitamin A có thể giúp phòng ngừa tình trạng quáng gà, khô mắt. Tuy nhiên, lượng vitamin A trong mắt cá rất thấp, không đủ so với nhu cầu của cơ thể.

Còn DHA có lợi cho sự phát triển thần kinh thị giác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ từ 0-3 tuổi cần bổ sung DHA qua thực phẩm để bảo vệ sự phát triển thị giác của trẻ. Tuy nhiên, DHA trong mắt cá cũng rất ít.

Hơn nữa, mắt cá có khả năng chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật cực kỳ có hại. Mắc cá còn có thể chứa độc tố Cyprinol sulfat, một acid mật C27. Một số mắt cá có chứa to máu hoặc lấm tấm những đốm trắng đều là do vi khuẩn, vi sinh vật gây ra.

Ảnh minh họa.

Óc cá

Óc cá chứa nhiều DHA và EPA. Hai chất này có thể thúc đẩy sự phát triển tế bào não, cải thiện giấc ngủ, thậm chí thúc đẩy khả năng học tập và trí nhớ của con người.

Tuy nhiên, vai trò của DHA và EPA trong việc giúp trí não phát triển mới chỉ được khẳng định ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Một số nghiên cứu có đối chứng đã chỉ ra rằng việc bổ sung DHA và EPA qua đường ăn uống không giúp cải thiện đáng kể chức năng nhận thức của não.

Trong khi đó, ngoài DHA và EPA, óc cá còn chứa một lượng lớn cholesterol, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim mạch.

Vì vậy, óc cá không thực sự là một món ăn bổ não như bạn vẫn nghĩ.

Mật cá

Nhiều người thích sử dụng mật cá để ngâm rượu hoặc sử dụng trong một số món ăn vì tin rằng chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, mật cá chứa axit cholic, xyanua và nhiều độc tố khác. Do đó, việc tiêu thụ mật cá không hề có lợi cho sức khỏe. Các chất độc này không hề mất đi khi ngâm trong rượu hay nấu ở nhiệt độ cao. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn mật cá. Hiện nay, chưa có Thu*c điều trị bệnh ngộ độc do ăn mật cá nên tỷ lệ không qua khỏi lên tới 20%. Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng không nên ăn mật cá.

Ruột cá

Cá là sinh vật sống dưới nước nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật, ký sinh trùng như trứng sán, trúng giun, giun xoắn. nếu sơ suất trong quá tình làm sạch và chế biến, người ăn có thể bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.

Nếu muốn ăn phần ruột cá, bạn phải đảm bảo rửa thật sạch và nấu chín kỹ trước khi ăn. Không ăn ruột của loại cá ươn, cá ch*t.

Màng đen trên thân cá

Sau khi xử lý nội tạng cá, bên trong con cá còn có một lớp màng đen bảo vệ nội tạng. Thành phần của lớp màng đen này là chất béo, lysozyme và cá vi khuẩn độc hại. Khi sơ chế, tốt nhất là nên lọc bỏ sạch phần màng đen này. Làm như vậy, cá sẽ sạch sẽ và giảm đi được mùi tanh.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

https://phunutoday.vn/5-bo-phan-cua-ca-dung-an-du-thay-nghttp://www.khoevadep.com.vn/5-bo-phan-cua-ca-dung-an-du-thay-ngon-den-dau-chua-chat-can-ba-kim-loai-gay-benh-bo-di-thi-hon-search/?id=305707 on-den-dau-chua-chat-can-ba-kim-loai-gay-benh-bo-di-thi-hon-d305707.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-bo-phan-cua-ca-dung-an-du-thay-ngon-den-dau-chua-chat-can-ba-kim-loai-gay-benh-bo-di-thi-hon/20211204101303733)

Tin cùng nội dung

  • Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi” do Hội Nhi Khoa Việt Nam phối hợp với Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa mới tổ chức ở TP.HCM,
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Có một thực tế ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng.
  • Ký sinh trùng sốt rét nội địa chiếm 10%, ký sinh trùng sốt rét ngoại lai là 90%, phân bổ ở khắp hầu hết các huyện trong toàn tỉnh.
  • Rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị lên men và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát sinh, phát triển.
  • Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm làm giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc…
  • Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY