Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

5 cách giảm đau họng với gừng bạn có thể thử

Có nhiều các dùng gừng giảm đau họng cực hay được dân gian áp dụng từ lâu. Đơn giản nhất, bạn có thể nhai gừng tươi. Ngoài ra, còn có những cách sau...

gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên giúp giảm đau họng theo nhiều cách khác nhau. bạn có thể uống trà gừng hoặc làm theo hướng dẫn dưới đây để kiểm soát cơn đau họng.

Tác dụng của gừng trong việc giảm đau họng

Đau họng là hiện tượng thường gặp khi chúng ta bị bệnh viêm họng. tình trạng viêm nhiễm này có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể với nhiễm trùng, hoặc do một chất gây kích thích, chẳng hạn như thực phẩm, bụi bẩn.

Có nhiều cách để giảm đau họng tại nhà mà không phải dùng Thu*c, sử dụng gừng chính là một sự lựa chọn. nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm viêm, xoa dịu cơn đau họng bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể. những protein này gây đau và ngứa.

Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch giúp sức khỏe mau phục hồi.

5 cách dùng gừng giảm đau họng phổ biến

Để giảm đau họng, gừng có thể được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau. dưới đây là một số cách phồ biến nhất:

1. Nhai gừng tươi

Cách đơn giản nhất để giảm đau họng với gừng đó chính là nhai gừng tươi. để sử dụng, trước tiên bạn hãy rửa sạch rồi lấy muỗng cạo sạch lớp vỏ gừng bên ngoài. sau đó, cắt một lát gừng mỏng và nhai nó.

Khi ăn gừng chú ý nuốt phần nước một cách từ từ để nó thấm vào cổ họng. bạn cũng có thể nuốt cả phần bã khi đã nhai nát.

Thực hiện cách này 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau họng không còn làm phiền đến bạn.

2. Uống trà gừng giảm đau họng

Trà gừng nóng có thể giúp đẩy lùi tình trạng viêm ở cổ họng và xoa dịu cơn đau. bạn có thể mua trà gừng dạng túi lọc được bán sẵn ngoài tiệm về sử dụng cho tiện. nếu trong nhà có sẵn gừng thì chúng ta có thể tự tay pha chế cho mình một ly trà gừng theo cách đơn giản sau:

    Lấy 2 thìa cà phê gừng cho vào một ly nước sôi. Có thể dùng gừng tươi hoặc khô đều được.

3. Thường xuyên sử dụng gừng làm gia vị trong các món ăn

Một cách khác để dùng gừng giảm đau họng là thêm nó vào trong các món ăn. chúng ta có thể thêm 2 muỗng gừng tươi hoặc bột gừng vào trong một số món như cá kho hay món gà…

Gừng không chỉ giúp làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn mà còn hỗ trợ điều trị viêm họng, cảm cúm và xoa dịu cơn đau họng.

4. Kết hợp gừng với mật ong giảm đau họng

Mật ong cũng là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Do đó khi kết hợp với gừng sẽ làm tăng thêm lợi ích chữa bệnh.

Bạn lấy 2 thìa nước ép gừng trộn chung với mật ong và nuốt từ từ. bạn cũng có thể thêm khoảng 5ml mật ong vào ly trà gừng nóng để thưởng thức.

5. Sử dụng các sản phẩm có chứa gừng

Ngày nay, chiết xuất từ gừng được đưa vào rất nhiều sản phẩm như kẹo nhai, viên ngậm, Thu*c bổ hay viên nang… bạn có thể mua chúng tại các tiệm tạp hóa hoặc cửa hiệu Thu*c tây.

Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng sản phẩm bạn mua có chứa gừng thật chứ không phải chỉ là hương liệu. Đối với các loại viên uống bổ sung thì cần đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn.

Thận trọng khi dùng gừng giảm đau họng

Giảm đau họng bằng gừng được coi là biện pháp an toàn với hầu hết mọi người, tuy nhiên một số trường hợp có thể bị dị ứng với gừng. lúc này bạn có thể bắt gặp các triệu chứng như khó thở, sưng môi lưỡi, nổi mề đay…

Bà bầu nên thận trọng khi sử dụng gừng dưới bất kì hình thức nào bởi loại gia vị này có thể gây sảy thai, đặc biệt là khi sử dụng ở liều cao. người đang bị sỏi mật, người đang sử dụng Thu*c chống đông máu hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật.

Đôi khi dùng gừng cũng gây khó chịu cho dạ dày. Biểu hiện thường gặp là cảm giác buồn nôn, nôn ói hay tiêu chảy.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng gừng bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

    Ngưng dùng gừng ngay nếu bạn nhận thấy bất cứ cảm giác khó chịu nào sau khi sử dụng.

Như vậy có nhiều cách để sử dụng gừng giảm đau họng. hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra phương pháp nào bạn cảm thấy phù hợp và an toàn nhất với bạn. thuocdantoc.vn không chịu trách nhiệm nếu bạn tự ý áp dụng mà không có sự đồng ý và giám sát của các nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/gung-giam-dau-hong)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY