Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

5 khoảnh khắc hủy hoại sự lạc quan của trẻ, cách phản ứng của bố mẹ là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến con cái suốt đời

Những lời nói tưởng chừng rất đơn giản trong các tình huống vô cùng gần gũi và bình thường mà có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến như vậy.

Có thể rất nhiều phụ huynh đã biết rằng, trong quá trình nuôi dạy con cái, mỗi lời nói, việc làm của bố mẹ đều có ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ và cách mà trẻ nhìn nhận về bản thân chúng.

Yêu thương con, muốn con luôn được vui vẻ hạnh phúc, phát triển một cách khỏe mạnh nhưng rất nhiều bậc cha mẹ lại thường mắc phải một số sai lầm trong lời nói của họ và khiến cho con cái đánh mất niềm tin vào bản thân chúng.

Những lời nói tưởng chừng rất đơn giản trong các tình huống vô cùng gần gũi và bình thường lại có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến như vậy. Bố mẹ thử xem mình có mắc phải trường hợp nào không nhé!

1. Khi trẻ được khen ngợi hoặc đánh giá cao

Nhiều phụ huynh thích tỏ ra khiêm tốn trong trường hợp này và nói: "Làm gì có, thằng bé/con bé này mà siêng năng cái gì cơ chứ".

Con sẽ nghĩ rằng: "Trong mắt bố mẹ mình mãi mãi không đủ tốt".

Trẻ có thể cảm nhận một cách nhạy bén thái độ của người lớn đối với mình. Đây là cơ sở để trẻ đưa ra những nhận định đúng đắn về lời nói và hành động của chính mình. Vì vậy khi trẻ được khen cha mẹ không nên khiêm tốn quá mức hay phủi bỏ đánh giá tích cực dành cho trẻ. Nếu lời khen là khách quan, đúng đắn thì trẻ xứng đáng được nhận và sự tán thành của người lớn là động lực để trẻ tiến bộ hơn.

2. Khi trẻ quyết tâm làm một việc nào đó

Bố mẹ hay sợ con làm sai, sợ con không thành công hay nghĩ rằng con chưa đủ tuổi, đủ sức làm việc đó: "Con còn nhỏ lắm, làm sao làm được chứ!".

Thậm chí khi con thật sự thất bại, bố mẹ lại nói: "Thấy chưa, đã bảo con không làm được rồi cơ mà".

Những câu nói mang tính tiêu cực này chỉ càng lúc càng khiến cho con mất đi sự tự tin vào bản thân. Trước khi làm việc gì, trẻ đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí không còn muốn thử thách hay khám phá bất cứ thứ gì nữa.

Bên cạnh đó, trẻ luôn bị bố mẹ phản đối, không ủng hộ thì dần dà trẻ cũng tự tạo ra khoảng cách với bố mẹ, không còn muốn chia sẻ hay tâm tình với bố mẹ nữa.

3. Khi trẻ bị thành tích kém

Nhiều ông bố bà mẹ thường có thói quen so sánh con với những đứa trẻ khác xung quanh, biến tiêu chuẩn "con nhà người ta" trở thành một thứ mà mãi mãi con không thể với tới được.

"Hãy nhìn con nhà người ta học giỏi chưa kìa. Con đi học thêm tốn bao nhiêu là tiền rồi sao vẫn cứ học dốt?".

"Cái A nhà kế bên thi được hẳn mấy điểm mười. Con nhìn xem bảng điểm của mình có xấu hổ không?".

Đối với con cái, sự so sánh của phụ huynh không chỉ làm suy yếu lòng tự tin của con mà còn khiến chúng luôn tồn tại một suy nghĩ tiêu cực rằng: "Mãi mãi mình sẽ không trở thành đứa con mà bố mẹ mong đợi".

Chỉ khi được bố mẹ nhìn thấy và đánh giá đúng điểm mạnh của con thì con mới có thể tràn đầy lạc quan và tự tin để phát triển bản thân tốt nhất.

4. Khi con có hành vi xấu

Trong những trường hợp con có thái độ hoặc hành vi không tốt, bố mẹ muốn nhanh chóng bắt con sửa đổi bằng những câu nói mang ý đe dọa như: "Con mà không... con sẽ bị..."

Nhưng đối với đứa trẻ, sự đe dọa của bố mẹ chỉ khiến chúng sợ hãi tức thời nhưng không có sự hối lỗi và nhận ra được sai lầm của mình.

Thay vì dùng câu nói dọa nạt, bố mẹ nên thay thế bằng những lời hứa thú vị và vui vẻ hơn. Chẳng hạn nếu con ăn vạ không muốn về nhà, đừng nói "Con cứ ở đấy đi, bố mẹ về đây. Mặc kệ con đấy!", mà hãy nói "Mình về nhà sớm để còn có thời gian chơi trốn tìm và đọc truyện nào".

Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như vậy, mỗi khi nhận được yêu cầu của bố mẹ, trẻ sẽ luôn nghĩ đến hậu quả theo chiều hướng tốt hơn, và tự nhiên trẻ sẽ đáp lại bằng sự lạc quan và bớt đi sự phản kháng.

5. Khi bố mẹ thích bêu xấu con

Nhiều phụ huynh luôn có thói quen như vậy. Khi nói về con cái cùng bạn bè, họ hàng, họ luôn bêu riếu tật xấu của con mình như một chuyện rất bình thường. Chẳng hạn như con tôi lười biếng, ở dơ, không chịu cắt móng chân...

Giống như người lớn, trẻ em cũng có lòng tự trọng và không thể tùy tiện chà đạp. Là cha mẹ, bạn nên cố gắng bảo vệ lòng tự trọng của trẻ, không chọc ngoáy hay phô ra những điểm yếu của con với người ngoài. Mặt khác, hãy giúp con nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, xây dựng sự tự tin cho bản thân. Hãy yên tâm rằng những vấn đề nhỏ của con sẽ biến mất sớm trước khi phụ huynh kịp nhận ra đấy!

(Nguồn: 163)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/5-khoanh-khac-huy-hoai-su-lac-quan-cua-tre-cach-phan-ung-cua-bo-me-la-cuc-ky-quan-trong-anh-huong-den-con-cai-suot-doi-20211211132543264.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • MangYTe - Không hiếm chị em phụ nữ đã từng kết hôn tâm sự rằng, ngày họ lấy chồng cứ như có số phận đưa đẩy. Họ tuân theo bản năng là chính mà ít khi có sự chủ động cho việc hệ trọng nhất cuộc đời này. Và đó chính là lý do mà nhiều phải đã phải vỡ mộng, nhận thấy mình đã lầm trong việc kết hôn.
  • MangYTe - Bà Hoàng Yến kể chuyện: Cho đến giờ phút này tôi đã có thể yên tâm về ba đứa con, chúng nó đều đã thành công. Thằng cả là giám đốc, không phải giám đốc doanh nghiệp nhà nước mà là giám đốc công ty tư nhân. Tất cả vốn liếng là của nó.
  • “Nếu không hạnh phúc, hãy ly hôn để giải thoát cho cả hai”, đó là lời khuyên quen thuộc đến mức bạn đã thuộc lòng đúng không? Nhưng không phải lúc nào ly hôn cũng đồng nghĩa với giải thoát và ly hôn cũng không phải chuyện của hai người.
  • MangYTe - Một trong những điều tốt nhất mà bố mẹ có thể dành cho con cái chính là rèn cho con có được những thói quen tốt để giúp trẻ thành công trong tương lai.
  • Bằng kinh nghiệm gặp gỡ nhiều khách hàng, các chuyên gia nhận thấy rằng, một người đàn ông nếu thiếu 6 phẩm chất dưới đây thì khó có thể trở thành một người chồng tốt.
  • GiadinhNet - Trong gia đình ai là thủ trưởng? Vợ hay chồng? Câu hỏi này giản đơn nhưng không đơn giản. Nhiều người nói rằng, ai kiếm được nhiều tiền hơn thì người ấy là thủ trưởng gia đình. Quan điểm này 100% là sai. Một chân lý giản đơn là tiền bạc không làm nên gia đình, dù gia đình nào cũng cần đến tiền bạc.
  • Các mẹ ạ, đôi khi việc mất rất nhiều thời gian để tập cho con đi bô hay dùng đủ lý lẽ để giải thích với con rằng không nên ăn thêm 1 chiếc kẹo sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Rồi cuối cùng mọi việc cũng sẽ ổn thôi mà!
  • Thông điệp của người mẹ truyền tới trẻ vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 10 câu “thần chú” sau đây, và áp dụng hàng ngày, để giúp trẻ ngoan ngoãn và khỏe mạnh hơn.
  • Vợ chồng tôi cưới nhau đã được 4 năm và hiện có một cháu trai 2 tuổi. Thu nhập đủ chi tiêu và nuôi dạy con cái. Cuộc sống gia đình đều đều nên nhàm chán, đặc biệt chuyện ái ân tẻ nhạt vô cùng.
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY