Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 lý do bạn không nên ép con học giỏi

Con học giỏi và luôn đạt thành tích cao là niềm tự hào của nhiều bậc làm ba mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thúc ép con quá thì sẽ khiến bé bị áp lực tâm lý dẫn đến nhiều tác hại không ngờ.

Mong muốn con và thành công vượt trội là dễ hiểu vì không ba mẹ nào muốn con mình bị thua thiệt so với những đứa trẻ khác. Thế nhưng, mỗi đứa trẻ đều có khả năng và điểm mạnh riêng. Nếu chỉ chú trọng thành tích trong lớp của trẻ, bạn dễ khiến trẻ dần xa cách, nảy sinh tâm lý chống đối, mất niềm vui và không còn tự tin.

Không những gặp nhiều vấn đề tâm lý, trẻ còn bị suy giảm sức khỏe khi phải học hành quá căng thẳng. Sau đây là những tác hại mà trẻ có nguy cơ gặp phải nếu ba mẹ giỏi.

1. Trẻ sẽ dần khép kín hơn

Các nhà tâm lý cho rằng những trẻ bị áp lực phải học giỏi thường trở nên khép kín với ba mẹ và thầy cô hơn. Khi bị ép phải đạt được một số yêu cầu từ người lớn, trẻ sẽ không còn hào hứng chia sẻ những tâm tư, cảm giác hay thắc mắc của mình. Sự xa cách này sẽ khiến ba mẹ khó hiểu con cái và tình cảm gia đình từ đó cũng bị ảnh hưởng.

Thay vì chỉ yêu cầu con phải học giỏi và luôn đạt điểm 10, bạn có thể học cùng bé mỗi tối để giúp con học hiệu quả hơn. Đây cũng là khoảng thời gian bạn có thể nghe con tâm sự về những chuyện trên trường như bạn bè, thầy cô, điểm số…

2. Trẻ sẽ có tâm lý chống đối

Những trẻ liên tục bị trách mắng khi bị điểm xấu có thể hình thành tâm lý tức giận và chống đối với người lớn. Trẻ sẽ có những hành vi chống đối như nói dối, cãi lời người lớn, không làm bài tập, gây gổ với bạn bè…

Thần y xương khớp 'tái sinh' những bệnh nhân hỏng tạng vì biến chứng bệnh xương khớp

Tài trợ

3. Trẻ có thể bị căng thẳng

Kỳ vọng về điểm số của ba mẹ có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ và khiến bé bị căng thẳng kéo dài cũng như gặp các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em. Những bé bị stress do điểm số có thể có một số dấu hiệu như tránh tương tác xã hội, thích ở một mình, giận dữ bất ngờ, trầm cảm, rối loạn ăn uống hay kiệt sức. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng còn có thể dẫn đến các bệnh thể chất như đau dạ dày và đau đầu.

4. Trẻ cảm thấy chán học

Khi ba mẹ ép con học giỏi và đạt điểm cao hơn bạn bè, bé sẽ phải chịu những lo lắng vượt quá độ tuổi của mình và ngày càng cảm thấy chán học. Thậm chí, tâm lý lo lắng này còn có thể khiến trẻ không muốn đi học và tìm mọi cách để được nghỉ.

Học tập vốn là quá trình các bé khám phá thế giới xung quanh, tìm hiểu mọi người và cả tìm hiểu bản thân. Đây là một hành trình đầy hứng khởi và thú vị nên bạn không nên tước đi niềm vui này và ép trẻ chú trọng quá vào điểm số.

5. Trẻ có thể mất tự tin

Nếu luôn phải nghe những lời thúc ép của ba mẹ về điểm số của mình, trẻ sẽ dần tin rằng mình chỉ đáng được yêu thương khi đạt thành tích cao. Bé sẽ cho rằng mình cần đáp ứng những tiêu chuẩn ba mẹ đề ra thì mới được công nhận.

Nếu bị điểm kém trong một bài kiểm tra nào đó, trẻ sẽ cho rằng mình không còn giá trị và bị thua kém các bạn. Tâm lý này lâu dần có thể khiến trẻ tự ghét bản thân, không dám nói lên chính kiến của mình và bỏ mất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Việc tạo áp lực ép con học giỏi và đạt thành tích cao không hề mang lại tác động tích cực mà còn khiến trẻ thêm căng thẳng, chống đối và xa cách với ba mẹ. Để có thể hỗ trợ trẻ, bạn cần hiểu khả năng, sở thích, tính cách và cả nguyện vọng của con. Khi được ba mẹ giúp đỡ và ủng hộ, trẻ sẽ càng có hứng thú tới trường và tiến bộ nhanh hơn.

Như Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/5-ly-do-ban-khong-nen-ep-con-hoc-gioi-2208.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte Tôi ở tỉnh Gia Lai và muốn đến điều trị tại BV Nhân dân 115 TPHCM, vì thời gian điều trị khá dài nên tôi muốn lưu trú lại BV để tiện chữa trị. Mangyte có thể giúp giùm tôi xem BV Nhân dân 115 có cho lưu trú không và nếu có thì cho tôi biết thêm chi tiết giá dịch vụ của BV. Cảm ơn Mangyte,
  • Tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp. Tôi đã uống Thu*c được 1 tháng và ngưng Thu*c hơn 2 tuần rồi. Tôi muốn hỏi BV Nhân dân Gia Định có test hơi thở không và chi phí test là bao nhiêu ạ? (Trung Thông - thong.le… @gmail.com)
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY