Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Nước mắm là một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình, nó làm cho món ăn trở nên đậm đà và hợp khẩu vị hơn. Tuy nhiên, một số người không nên ăn nước mắm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tuy nhiên, những người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh dưới đây.

Những người bị suy thận mạn tính

Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Nghĩa là không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Nước mắm là thứ gia vị chứa nhiều muối. những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Người mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim là bệnh có số người mắc phải rất cao trong xã hội hiện nay. Bệnh tim nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tính mạng. Chính vì vậy những bệnh nhân tim cần biết rõ các phương thức để phòng tránh và hạn chế để bệnh tình không phát triển. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tim là một yếu tố rất quan trọng.

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Với những người bị bệnh tim, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết. hạn chế ăn mặn có thể giúp những người suy tim, tăng huyết áp giữ tình trạng sức khỏe ổn định. hạn chế ăn mặn là hạn chế ăn các thực phẩm có vị mặn như nước chấm, nước mắm, cá khô, chà bông. một bệnh nhân tim chỉ nên ăn 2 muỗng muối trong một ngày tính cả lượng gia vị nêm nếm.

Bệnh xương khớp

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Ăn mước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.

Người bị tiểu đường

Tâm lý phổ biến của người bệnh tiểu đường là “cảnh giác” cao độ với đường và thức ăn ngọt nhưng lại không kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là một sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.

Ngoài hai loại gia vị mặn phổ biến là mắm, muối, không nên dùng thêm các phụ gia có natri như: bột ngọt, bột nêm… không chấm thức ăn đã được nêm nếm với mắm trên bàn ăn.

Lưu ý khi chọn nước mắm

5 nhóm người không nên ăn nước mắm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục. những loại nước mắm khi nêm, nấu có vị mặn gắt và chát ở đầu lưỡi thì đó là nước mắm có độ đạm thấp.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/suc-khoe/5-nhom-nguoi-khong-nen-an-nuoc-mam-48411.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-nhom-nguoi-khong-nen-an-nuoc-mam/20210105043516113)

Tin cùng nội dung

  • Vợ chồng tôi lấy nhau đã hai năm nhưng chưa có con. Đi khám, tôi mới biết mình đang bị yếu tinh trùng. Xin hỏi, những loại thực phẩm bổ trợ nào giúp nâng cao chất lượng tinh trùng.
  • Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo.
  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY