Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 phút thần tốc cứu cặp sinh đôi bị sa dây rốn

(MangYTe)- Sản phụ bị sa dây rốn tới 20 cm ra ngoài âm hộ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời tỉ lệ Tu vong cho bé rất cao.

Mới đây, các bác sĩ Khoa cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ tiếp nhận sản phụ Nguyễn Minh Ng (33 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, Vĩnh Long) được người nhà đưa vào cấp cứu với tình trạng vỡ ối.

Kết quả thăm khám cho thấy sản phụ chuyển dạ, con lần 2, song thai, thai 33 tuần ba ngày ối vỡ sớm và sa dây rốn.

Ngay lập tức, sản phụ được chuyển lên phòng mổ cấp cứu theo quy trình báo động đỏ nội viện. Cả êkíp trực đã rất khẩn trương mỗi người một việc, đặt sản phụ nằm đầu thấp, kê cao mông, đồng thời xử trí theo đúng phác đồ của trường hợp sa dây rốn và tiến hành chuyển mổ cấp cứu. Các bác sĩ chuyên khoa sản, nhi - sơ sinh, gây mê hồi sức được huy động, phối hợp nhịp nhàng thực hiện phẫu thuật.

Chỉ sau thời gian 5 phút kể từ khi bệnh nhân đến khám, hai bé trai chào đời với cân nặng lần lượt là 2,3 kg và 1,9 kg trong niềm vỡ òa hạnh phúc của gia đình và các bác sĩ.

Cặp song sinh chào đời bình an. Ảnh: BVCC

Theo BS CKII Phạm Thị Linh, Trưởng khoa Hậu sản, đây là trường hợp cấp cứu tối cấp, sản phụ bị sa dây rốn tới 20 cm ra ngoài âm hộ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì tỉ lệ Tu vong cho bé rất cao do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông. Hoặc do khi bị sa ra ngoài *m đ*o, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do chèn ép các mạch máu dây rốn. Trung bình cứ 300 trẻ chào đời có một ca mắc sa dây rốn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sa dây rốn như mẹ sinh đẻ nhiều lần, ngôi thai bất thường, phần phụ (đa ối...), bấm ối khi ngôi còn cao lỏng... Cho đến nay, chưa có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn.

Vì vậy, điều quan trọng nhất để tránh tai biến này là các thai phụ cần đi khám thai định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín để bác sĩ có thể phát hiện yếu tố nguy cơ, từ đó cảnh báo cũng như tư vấn chọn nơi sanh an toàn.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/5-phut-than-toc-cuu-cap-sinh-doi-bi-sa-day-ron-864163.html)

Tin cùng nội dung

  • Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí Tu vong cho cả mẹ và thai nhi.
  • Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối.
  • Sa dây rốn (dây nhau) là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài *m đ*o,
  • Trong những thập kỷ trước, việc chăm sóc thai phụ chỉ chú trọng vào lúc chuyển dạ sinh, thường rất coi nhẹ trong lúc mang thai. Do vậy, tỉ lệ Tu vong mẹ và thai nhi cao.
  • Hiện tượng đa ối thường xảy ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bình thường lượng ối chuẩn là khoảng 1 lít, nhưng khi nước ối vượt qua mức 2 lít, có nghĩa là thai phụ đang bị đa ối.
  • Tiền sản giật – sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, tiểu đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng Tu vong mẹ và con với tỉ lệ cao.
  • Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, cháu bé sơ sinh con của sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly được mổ cấp cứu lấy thai vì sa dây rốn, nhưng sau mổ bé bị suy hô hấp nặng, dẫn tới hôn mê.
  • Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không?
  • Sinh con xong, vợ mắc chứng trầm cảm bỏ nhà đi lang thang để lại hai bé sinh đôi cho người chồng nuôi. Thiếu sữa và bàn tay chăm sóc của người mẹ, cả hai bé đều bị suy dinh dưỡng nặng, hai tháng tuổi chỉ nặng hơn 1kg.
  • Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY