Bài thuốc dân gian hôm nay

6 bài Thuốc trị viêm đường mật

Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, thường gặp ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh thường do sỏi, do vi khuẩn, do can khí uất kết hoặc do thấp nhiệt. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau, sốt và vàng da. Người bệnh thường đau ở vùng hạ sườn phải, đau lan đến vùng thượng vị, đau tức khó chịu, đau lan ra phía sau và lan lên vai phải, có khi đau dữ dội khiến bệnh nhân thường nằm co một chân; có thể kèm theo sốt từ 39-400C, kéo dài và âm ỉ, miệng đắng, ăn ít hoặc không muốn ăn, tiêu hóa kém, người mệt mỏi, sút cân nhanh, vàng da vàng mắt do dịch mật bị ứ lại.

Nguyên tắc điều trị theo Đông y là chống viêm thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp, nếu có sỏi thì cần phải bài thạch... Sau đây là một số bài Thuốc điều trị:

Bài 1: chỉ xác 10g, lá đinh lăng 50-60g. Hai thứ nấu lấy nước đặc, uống dần, 2-3 lần liền có tác dụng thông ống dẫn mật, từ đó giúp giảm đau rất nhanh.

Bài 2: đại hoàng 8g, kim tiền thảo 16g, bồ công anh 16g, kim ngân 16g, nhân trần 12g, cam thảo 12g, xa tiền 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: đinh lăng 16g, lá đắng 10g, cỏ mần trầu 12g, ngân hoa 12g, chỉ xác 10g, bạch thược 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 4: nhân trần 10g, hạ liên châu 12g, rau má 16g, đại hoàng 6g, bach truật 12g, ích mẫu 12g, kim ngân 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 5: ngân hoa 12g, liên kiều 10g, mã đề thảo 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, đại hoàng 6g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, đan sâm 10g, ích mẫu 16g, cam thảo đất 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, bài thạch, lợi gan mật.

Bài 6 (Trà dược phòng trị sỏi đường mật): râu ngô 80g, nhân trần 50g, hạ liên châu 50g, rau má 100g, lá đinh lăng 100g, cam thảo 80g, phòng sâm 80g, sâm hành 80g (dược liệu ở dạng khô). Các vị cắt ngắn, sao giòn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm nước sôi sau 10 phút là dùng được, uống thay trà. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật hóa thấp. Những người bị viêm tắc ống mật, sỏi mật, da vàng tiểu vàng, mắt vàng, ăn uống kém, tiêu hóa chậm, đau tức hạ sườn phải... dùng phương này rất phù hợp.

BS. Thanh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/6-bai-thuoc-tri-viem-duong-mat-n165075.html)

Chủ đề liên quan:

viêm đường mật

Tin cùng nội dung

  • Một trong số hiểu lầm phổ biến là nhiều người nghĩ rằng sỏi mật và sỏi thận giống nhau. Nhưng thực tế không phải vậy, hai loại sỏi này hoàn toàn khác nhau từ nguyên nhân hình thành cho đến tính chất sỏi, cách xử lý.
  • (MangYTe) - Sỏi túi mật là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, tiến triển âm thầm với dấu hiệu đau, sốt, đầy chướng không rõ ràng nên dễ nhầm với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Khi các triệu chứng rầm rộ cũng là lúc biến chứng xảy ra, khiến người bệnh đối diện với nguy cơ cắt túi mật. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết để hiểu về bệnh sỏi túi mật.
  • Sỏi bùn túi mật được xem là tiền thân của sỏi mật. Dù kích thước nhỏ nhưng nếu người bệnh không theo dõi và xử lý tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tắc mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp…
  • Có bilirubin niệu và tăng bilirubin huyết thanh nếu ống mật chủ bị tắc nghẽn; mức độ thường dao động. Tăng phosphatase kiềm huyết thanh đặc biệt gợi ý tới hoàng đảm có tắc nghẽn.
  • Xin bác sĩ cho biết, bệnh viêm đường mật có những biến chứng gì, có nguy hiểm không?
  • Xin bác sĩ cho biết, bệnh viêm đường mật có những biến chứng gì, có nguy hiểm không.
  • Biểu hiện của bệnh là những cơn sốt cao bất chợt, người rét run, vã mồ hôi. Đau hạ sườn phải, đau ngực, vai, đau bụng vùng gan gây buồn nôn, nôn…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY