Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 loại đồ ăn ai cũng thèm khi đói bụng nhưng lại chính là hung thủ gây bệnh, kích thích tế bào ung thư phát triển thần tốc

Dưới đây là 6 loại đồ ăn đã được các chuyên gia y tế đánh giá rằng có khả năng gây ung thư nhất.

Ở thời đại ngày nay, ung thư vẫn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe người bệnh. Dù có nhiều nguyên nhân khiến tế bào ung thư hình thành và phát triển nhưng chắc chắn nó có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Sự cám dỗ của những món ăn ngon thường ẩn chứa những nguy cơ về sức khỏe. Có những món ăn gây tác động đến sức đề kháng, từ đó phá vỡ "hàng rào" để tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ hơn. Dưới đây là 6 loại đồ ăn đã được các chuyên gia y tế đánh giá rằng có khả năng gây ung thư nhất.

1. Đồ ăn nóng

Từ lâu, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại đồ ăn, đồ uống nóng vượt quá 65 độ C vào danh sách những tác nhân gây ung thư nhóm 2A. Điều này có lẽ khiến không ít người hoang mang bởi đồ ăn nóng thường được cho rằng sẽ giúp ngon miệng hơn.

Trên thực tế, bề mặt niêm mạc thực quản của chúng ta rất mỏng manh và khả năng chịu nhiệt độ chỉ khoảng 60 độ C. Khi màng nhầy thực quản, dạ dày bị tổn thương nhiều lần sẽ gây ra tình trạng viêm, cuối cùng tạo ra tình trạng ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

2. Đồ ăn mặn

Cá muối, món ăn khoái khẩu của người dân các vùng ven biển Trung Quốc đã bị Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách tác nhân gây ung thư loại 1. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất cá muối.

Khi làm cá muối, cần phải ướp với nồng độ muối cao. Nhiều nitrit sinh ra trong quá trình sản xuất, nitrit khi vào trong dạ dày sẽ chuyển hóa thành nitrit amoni có khả năng gây ung thư mạnh. Trên thực tế, không chỉ cá muối mà các món muối khác như cải thảo, rau khô, củ cải… cũng có thể sản sinh nitrit.

Bên cạnh đó, những món muối có chứa nhiều natri, có thể gây tăng huyết áp. Do đó, theo hướng dẫn về chế độ ăn uống, lượng muối ăn hàng ngày (bao gồm nước tương, bột ngọt, dầu hào và các gia vị khác) của người lớn khỏe mạnh nên dưới 5g.

3. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhanh là một trong những loại đồ ăn mà người hiện đại ưa chuộng. Nhưng khi dầu được đun ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra acrylamide, một chất có thể gây ung thư và có thể gây hại cho hệ thần kinh, dậy thì sớm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Vì lợi ích của sức khỏe, tốt nhất bạn nên ăn nhạt và ăn nhiều đồ hấp.

4. Đồ ăn nhiễm nấm mốc

Nấm mốc là một vi sinh vật sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Một số loại nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố aflatoxin, nó có thể gây ô nhiễm cho các loại ngũ cốc, các loại hạt và sữa. Nó cũng là độc tố gây ung thư và độc nhất trong số các loại độc tố nấm mốc đã được phát hiện.

Một số người tiêu dùng cho rằng thực phẩm bị mốc có thể ăn được sau khi loại bỏ các bộ phận bị mốc, trên thực tế, sau khi thực phẩm bị mốc thì sâu bên trong cũng đã hình thành sợi nấm khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu ăn phải vì vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, thực phẩm ẩm mốc thì nên vứt bỏ hoàn toàn, đừng để "bệnh vào miệng" chỉ vì "tiết kiệm".

5. Đồ ăn nhiều đường

Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ đại học paris ở pháp phát hiện ra rằng tổng lượng đường tiêu thụ càng cao càng làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vú.

Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài, cơ thể sẽ chuyển hóa đường thành chất béo dẫn đến tăng cân; đồ ngọt cũng có thể kích thích lượng đường trong máu tăng và liên tục tiết ra insulin, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường; tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Để phòng bệnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày.

6. Các loại snack

Snack gói hay phồng tôm là một món ăn vặt cực kỳ ngon, rẻ mà lại dễ mua. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu, loại thực phẩm này tiềm ẩn rất nhiều calo gây tăng cân cùng các chất bảo quản nguy hiểm. Chúng cũng chứa một lượng muối khổng lồ gây áp lực cho nhiều cơ quan nội tạng cơ thể, từ đó tăng nguy cơ tế bào ung thư hình thành.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/6-loai-do-an-ai-cung-them-khi-doi-bung-nhung-lai-chinh-la-hung-thu-gay-benh-kich-thich-te-bao-ung-thu-phat-trien-than-toc-20210614182630713.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY