Dinh dưỡng hôm nay

6 thực phẩm độc hại chẳng kém gì Thuốc lá mà phổi rất sợ, chớ nạp vào người dễ mắc bệnh

Muốn chăm sóc phổi đúng cách, cần phải kiểm soát việc ăn uống. Đây là 6 thực phẩm độc hại chẳng kém gì Thuốc lá mà phổi rất sợ, chớ nạp vào người dễ mắc bệnh.

1. Cà phê, trà

Nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, nhiều người làm việc văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp tương đối cao, điều đó có liên quan đến thói quen sử dụng nhiều trà, cà phê.

Do công việc, nhiều người phải thức khuya cũng dẫn đến thói quen uống nhiều cà phê hơn người bình thường làm tăng gánh nặng cho tim và phổi.

Cafein có trong cà phê và theophylline trong trà gây giãn cơ trơn phế quản, sẽ làm cho các phế quản trong một trạng thái giãn nở.

Nếu dùng cà phê và trà đúng cách thì rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều và uống không đúng thời điểm sẽ phản ngược tác dụng.

Thường xuyên dùng cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng lớn lên phổi. Hơn nữa, caffeine và theophylline cũng có thể gây ra chứng bệnh tim đập nhanh, mất ngủ, kích động, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, hoàn toàn không tốt cho tim và phổi.

2. Những món ăn cay

Y học Trung Quốc cho rằng tất cả các món ăn cay như dầu ớt, tương ớt, gừng, mù tạt và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác đều khiến cho phổi dễ bị tổn thương, làm tim và phổi dễ mất máu.

Những bệnh nhân bị tổn thương phổi sẽ dễ sinh ra ho hen, tức ngực, triệu chứng thở khò khè tăng lên theo thời gian.

3. Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Phổi vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.

Trong khi đấy, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ, sẽ làm tăng áp lực lên đường hô hấp.

Rất nhiều chất béo bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.

4. Nước ép trái cây tươi

Nước ép trái cây tươi là một cách để tiêu thụ trái cây được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, ở dạng lỏng, trái cây làm mất phần lớn các yếu tố lành mạnh như chất xơ, giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim, béo phì.

[Nước ép trái cây tươi]Nước ép trái cây tươi

Hơn nữa, việc tiêu thụ nước trái cây không được kiểm soát thực sự có thể gây ra vấn đề sức khỏe này vì lượng đường chứa trong đó. Trên thực tế, một số loại nước ép trái cây có nhiều đường giống như một lon nước ngọt.

5. Ngũ cốc

Ngũ cốc là món ăn sáng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ngũ cốc đều có lợi ích như nhau. Phần lớn chúng được làm từ ngũ cốc tinh chế, đã mất đi một lượng đáng kể chất xơ và các chất dinh dưỡng .

Hơn nữa, lượng đường được thêm vào ngũ cốc để làm cho chúng ngon, hấp dẫn hơn với trẻ em có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì. Thay vì ngũ cốc, hãy thay thế bằng bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

6. Đậu tương

Đậu tương có chứa nồng độ isoflavone khá cao, hoặc estrogen thực vật, làm tăng mức độ của chúng trong cơ thể, phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ngoài ra, nó có thể liên quan tới sự gia tăng hoạt động của hormone tuyến giáp, gây ra bệnh suy giáp.

Những loại đậu tương tốt nhất để ăn là những loại ít được chế biến. Một số ví dụ bao gồm đậu nành nấu chín, đậu nành Nhật, sữa đậu nành và đậu phụ.

Theo Khang Nhi/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/6-thuc-pham-doc-hai-chang-kem-gi-thuoc-la-ma-phoi-rat-so-cho-nap-vao-nguoi-de-mac-benh-d41918.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/6-thuc-pham-doc-hai-chang-kem-gi-thuoc-la-ma-phoi-rat-so-cho-nap-vao-nguoi-de-mac-benh-d41918.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-gia-noi-gi-209/6-thuc-pham-doc-hai-chang-kem-gi-thuoc-la-ma-phoi-rat-so-cho-nap-vao-nguoi-de-mac-benh-365925)

Tin cùng nội dung

  • Những người có thói quen ăn nhiều rau chân vịt có thể giảm được bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác (27%) so với nhóm ăn ít hoặc không ăn nhóm rau này.
  • Bệnh sốt nhiệt là một chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, trên lâm sàng có đặc trưng là ăn ít, nằm nhiều, trọng lượng cơ thể giảm, rêu lưỡi dày nhớt. Bệnh này phần nhiều phát sinh ở vùng khí hậu ẩm ướt, thấy nhiều ở trẻ em sức khỏe yếu.
  • Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp là đau mỏi các khớp, đi laị không ổn định, điểm đau tương đối ổn định. Ngoài việc dùng Thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài Thuốc để hỗ trợ chữa viêm khớp do phong thấp.
  • Món canh thịt vịt khổ qua (mướp đắng) thể hỗ trợ chữa da khô sần, ngứa ngáy. Tuy nhiên, nên chú ý dùng gia vị để giảm tính hàn của thịt vịt.
  • Phụ nữ thường đưa ra 101 lý do có vẻ rất hợp tình hợp lý để biện minh cho hành động “ngại yêu” của mình. Nam giới “cao tay” không nên ép phụ nữ lúc này mà nên “đánh” vào dạ dày của nàng
  • Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị Thu*c tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan,
  • Cua đồng là món ăn giản dị và mộc mạc trong ngày hè... Thịt cua đồng chứa nhiều protid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, B6 và PP
  • Trẻ suy dinh dưỡng SDD thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY