Kinh tế xã hội hôm nay

68% bệnh nhân ở Hà Nội không có triệu chứng hoặc nhẹ: Chuyên gia phân tích sự nguy hiểm

Người có triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện của bệnh vô cùng nguy hiểm vì những người này âm thầm trong cộng đồng và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người tiếp xúc gần.

68% triệu chứng nhẹ

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP. Hà Nội, dịch bệnh Covid-19 hiện nay rất phức tạp.

Qua thực tế phân tích dịch tễ học, các ca bệnh của Hà Nội có 68% hoặc triệu chứng rất nhẹ thoáng qua. Do đó, nếu dựa vào triệu chứng lâm sàng thì khả năng bỏ sót đến 2/3, chỉ có khả năng phát hiện 1/3.

Cũng theo ông Cảm, qua nhanh 110 trường hợp mắc thì có 67% là nữ và 33% là nam. Đây cũng là một đặc điểm và dù số mẫu chưa nhiều nhưng nữ chiếm 2/3 và nam chiếm 1/3.

Về triển khai test nhanh, có 14.000 mẫu, đã triển khai được 12.000 mẫu. Qua đánh giá nhanh test này thì đã lấy 128 mẫu test nhanh ở Mê Linh, đồng thời, lấy mẫu làm RT-PCR thì 2 kết quả tương đồng nhau, tức 128 đều âm tính.

Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh Covid-19

Tiếp theo là việc triển khai 277 mẫu test nhanh tại Bệnh viện Thận Hà Nội thì làm RT-PCR cũng âm tính. Tổng số đã có 405 mẫu test âm tính thì làm RT-PCR cũng có chúng kết quả là âm tính.

Theo hệ thống giám sát tình trạng y tế khẩn cấp của Bộ Y tế, đến 11h30 ngày 13/4/2020 trên toàn thế giới đã có 1.853.183 người mắc; 114.248 người Tu vong.

Trong đó: Hoa Kỳ: 560.433 người mắc; 22.115 người Tu vong.

Tây Ban Nha: 166.831 người mắc; 17.209 người Tu vong.

Italy: 152.271 người mắc; 19.899 người Tu vong.

Pháp: 132.591 người mắc; 14.393 người Tu vong.

Tại Việt Nam ghi nhận 262 trường hợp nhiễm Covid-19 trong đó có 144 người đã được công bố khỏi bệnh.

Nhiều nguy hiểm cho cộng đồng

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới BV Bệnh Mai Hà Nội, người bệnh không có triệu chứng gì thường được gọi là người lành mang trùng là khái niệm chỉ những người mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh.

Trong dịch Covid-19 có một tỷ lệ nhất định người lành mang virus. Ví dụ con số này ở Singapore là 7,5%. Hoặc ví dụ như ở Trung Quốc hiện nay mỗi ngày phát hiện khoảng 100 trường hợp người lành mang virus.

Người lành mang virus trong cộng đồng nên người dân cần tuân thủ cách ly xã hội

Bác sĩ Thái cho biết những trường hợp người lành mang bệnh có lây truyền virus cho những người khác hay không vẫn còn chưa được đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên nhiều báo cáo của các nước trên thế giới cho thấy những người lành mang virus Sars-CoV-2 vẫn có khả năng lây truyền cho những người tiếp xúc gần.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, người lành mang mầm bệnh có ở tất cả các bệnh truyền nhiễm. Không phải ai mang virus cũng có biểu hiện bệnh. Việt Nam đã có rất nhiều người bệnh không có biểu hiện và chỉ phát hiện qua sàng lọc tiếp xúc gần với các trường hợp F0.

Trước đây, ở Việt Nam đã trải qua những đại dịch lớn như H5N1 hay H1N1… Khi điều tra môi trường xung quanh có nhiều bệnh nhân dương tính với những loại virus đó nhưng không biểu hiện gì về nhiễm bệnh. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Do số lượng bị nhiễm nhiều hay ít và phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người.

Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh người lành mang bệnh vẫn có khả năng lây truyền cho người khác nếu tiếp xúc gần. Người lành mang mầm bệnh nhiều thì dịch bệnh khó kiểm soát hơn vì lúc này nguy hiểm cho chính bản thân họ không lớn bằng việc nguy hiểm cho cộng đồng. Bởi những người này là nguồn lây bệnh cho người khác.

Theo BS Phan Sỹ Quốc – Bệnh viện La Renaissance Sanitaire, Paris, Pháp người lành mang trùng cực kỳ nguy hiểm nhất là khi việc yêu cầu giãn cách xã hội không được người dân tuân thủ tốt, vẫn cố tập thể dục, chạy bộ, dạo chơi thì hậu quả lớn.

Bác sĩ Quốc cho biết, có nghiên cứu khí động học của các nhà khoa học của ĐH Luvin, Bỉ: Khi người lành mang virus hoặc bệnh nhân giai đoạn đầu hoạt động thể thao ngoài trời (đi bộ, chạy, đạp xe....) , họ thở nhanh mạnh nên có nguy cơ thải ra xung quanh nhiều mét một đám mây mù các hạt nhỏ nước bọt, đờm chứa virus và làm lây nhiễm người chạy ngay gần đó, nhất là chạy hoặc đạp xe đi sau...

Vì vậy khoảng cách 2m giữa những người tĩnh tại sẽ là không đủ khi họ tập thể thao, phải tôn trọng khoảng cách an toàn xa hơn nữa giữa 2 người , kể cả ở ngoài trời, nhất là khi tập thể thao– bác sĩ Quốc nhấn mạnh.

Trước tình hình này các bác sĩ vẫn nhấn mạnh cộng đồng cần tuân thủ giãn cách xã hội vì đây mới là chìa khoá ngăn dịch bệnh cho cộng đồng.

Theo Tổ Quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/68-benh-nhan-o-ha-noi-khong-co-trieu-chung-hoac-nhe-chuyen-gia-phan-tich-su-nguy-hiem-20200414062416283.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY