Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

7 Cách trị vết rạn da khi mang thai và sau khi sinh

Dưỡng ẩm da, bổ sung dưỡng chất,... là những cách trị rạn da khi mang thai khá hữu ích và an toàn. Tìm hiểu thêm các mẹo làm mờ vết rạn trong bài viết sau

phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh thường xuất hiện các vết rạn ở bụng, bắp tay, đùi,… vết rạn da ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của phụ nữ. bạn có thể giảm thiểu sự hình thành các vết rạn nếu thực hiện các cách trị rạn ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

Vì sao phụ nữ bị rạn da khi mang thai?

Mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó có làn da. da được cấu tạo bởi elastin và collagen, khi mang thai da bạn phải căng ra để có không gian cho thai thi. sự kéo căng này khiến collagen và elastin bị đứt gãy và lỏng lẻo, điều này khiến da bị rạn và thiếu săn chắc khi mang thai và kéo dài đến thời gian sau sinh.

Một số người có làn da đàn hồi cao, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng vài tháng. tuy nhiên, một số trường hợp nếu không điều trị, các vết rạn này sẽ hiện diện trong thời gian dài và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của phụ nữ.

Các vết rạn da sẽ hình thành từ tháng thứ 5 trở đi vì đây là thời điểm mẹ tăng cân rất nhanh, thai nhi phát triển lớn khiến da bụng căng ra rất nhanh. bạn có thể giảm thiểu sự hình thành các vết rạn nếu thực hiện việc điều trị ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

Mẹo trị rạn da khi mang thai và sau khi sinh

1. Massage với dầu

Các tinh dầu tự nhiên có thể cải thiện những vết rạn ở bụng khá tốt và rất an toàn với mẹ bầu. hầu hết những loại dầu này đều chứa vitamin e có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da. khi bạn massage dầu ở vùng bụng, các dưỡng chất từ dầu sẽ thấm vào tế bào và kích thích da sản sinh collagen để tăng khả năng đàn hồi và cải thiện các vết rạn.

Ngoài ra, các tinh dầu tự nhiên đều có mùi hương rất thư giãn. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ trong thời gian mang thai, bạn nên dùng dầu massage nhẹ nhàng ở bụng vào buổi tổi, hương thơm nhẹ nhàng sẽ giúp các dây thần kinh thư giãn, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Để đạt được kết quả tốt, nên lựa chọn những tinh dầu giàu chất chống oxy hóa như dầu olive, dầu hạt lựu, dầu hạt nho, dầu argan,… Nên thực hiện massage từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu để chăm sóc da mặt và ngăn chặn tình trạng nám, tàn nhang khi mang thai.

2. Sử dụng kem chống rạn da

Hiện nay một số thương hiệu mỹ phẩm đã bào chế kem chống rạn da an toàn với mẹ bầu và thai nhi. các sản phẩm này đều rất giàu độ ẩm, peptide, vitamin và collagen. để tránh chọn nhầm sản phẩm, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để chọn được sản phẩm an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

Dùng kem trị rạn da vào những vùng da dễ bị rạn như bụng, bắp tay, bắp chân,… từ 2 – 3 lần/ngày. nếu bạn dùng cho vùng tay, bạn nên che chắn da kín vì các hoạt chất trong sản phẩm có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

3. Bổ sung dưỡng chất bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng với phụ nữ mang thai. bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi, bạn nên chú trọng các thực phẩm chứa nhiều chất béo tự nhiên và collagen để tránh hình thành rạn da khi mang thai. nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá hồi, thực phẩm giàu đạm,…

Ngoài ra, bạn nên uống từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày để bổ sung nước cho tế bào da. Khi có đủ ẩm, da sẽ linh hoạt và đàn hồi hơn, từ đó giảm thiểu sự hình thành các vết rạn.

4. Dưỡng ẩm cho da

Bên cạnh việc bổ sung nước từ bên trong, bạn nên dưỡng ẩm cho da từ bên ngoài. Khi có đủ độ ẩm, tế bào da sẽ linh hoạt và tự sửa chữa những hư tổn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn cho bà bầu để dưỡng ẩm và hạn chế tình trạng rạn da.

Có thể lựa chọn sản phẩm hữu cơ (organic) để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, nên hạn chế sản phẩm có chứa Retinol, Hydroquinone, Parabens,… Bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn được sản phẩm thích hợp.

5. Luyện tập

Một lý do khiến bạn bị rạn da khi mang thai là do cân nặng tăng quá nhanh khiến các cơ bắp lỏng lẻo và thiếu săn chắc. bạn có thể cải thiện vóc dáng và làn da bằng cách luyện tập những bộ môn phù hợp để tăng cường cơ bắp, tăng độ linh hoạt cho xương khớp và hạn chế việc hình thành các vết rạn.

Ngoài ra, việc luyện tập thường xuyên còn kích thích cơ thể sản sinh collagen, giúp bạn hạn chế cơn đau nhức xương khớp và tăng độ đàn hồi cho làn da. yoga, bơi lội, đi bộ,… là những bộ môn luyện tập được khuyến khích cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

6. Thư giãn

Thư giãn là liệu pháp làm đẹp tác động sâu đến những yếu tố bên trong cơ thể. Khi cơ thể căng thẳng, áp lực, hormone được sản sinh sẽ suy giảm nghiêm trọng. Bạn có thể tăng hàm lượng hormone bằng cách thư giãn để giảm áp lực lên dây thần kinh.

Hormone góp phần sửa chữa những tổn thương ở tế bào da, làm mờ vết rạn và tăng cường độ đàn hồi cho da. bạn nên giảm khối lượng công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc và làm đẹp.

7. Mặt nạ thiên nhiên

Với những người đang mang thai, mặt nạ thiên nhiên là giải pháp an toàn và đem lại những lợi ích đáng kể. các thực phẩm xung quanh đều có chứa những thành phần hỗ trợ da tái tạo và phục hồi. bạn có thể tận dụng những thành phần này để cải thiện vết rạn và làm đẹp.

Các nguyên liệu bạn có thể tận dụng để thực hiện mặt nạ trị rạn da khi mang thai có thể là lòng trắng trứng, nghệ tươi, sữa bò, nha đam,…

Các vết rạn đã hình thành sẽ mất một thời gian khá dài để biến mất, do đó bạn không nên quá nóng vội. bạn cần khoảng từ 3 – 6 tháng để cải thiện tình trạng này. nếu tình trạng của bạn khá nặng và không thể cải thiện bằng các biện pháp nói trên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ can thiệp thẩm mỹ xâm lấn để cắt bỏ vùng da bị rạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tri-ran-da-khi-mang-thai-va-sau-khi-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY