Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 điều kiêng kỵ cần nhớ khi ăn dứa

Dứa được khá nhiều người yêu thích đặc biệt trong những ngày nắng nóng, tuy nhiên khi ăn dứa bạn cần tránh những điều sau.

Không ăn dứa khi đói

Các enzyme phân giải protein trong dứa khá mạnh, nếu ăn trước bữa ăn khi bụng đang đói sẽ rất dễ gây tổn thương dạ dày.

Hơn nữa, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột sẽ khiến bạn thấy nôn nao, khó chịu khi bụng đang rỗng.

Ảnh minh họa.

Không ăn dứa khi chưa ngâm nước muối

Không ít người có thói quen gọt dứa và ăn luôn khiến lưỡi bị rát. bởi dứa có nhiều bio-boron và bromelin, chỉ có ngâm nước muối mới có thể hạn chế được tình trạng này.

Vì thế sau khi gọt vỏ xong hãy ngâm dứa trong nước muối từ 10-30 phút rồi rửa sạch lại thêm một lần trước khi ăn.

Không ăn dứa bị dập, nát

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

Không ăn trực tiếp khi còn xanh

Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Người bị loét miêng, loét dạ dày không nên ăn

Dứa là loại trái cây có tính axit, kích thích nướu răng và tiết nhầy, người mắc bệnh dạ dày hoặc đang bị loét miệng nếu ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Người huyết áp cao không ăn dứa

Ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng huyết áp. vì thế dứa là một trong những thực phẩm người bị cao huyết áp tốt nhất nên tránh xa để không khiến bệnh thêm nguy hại.

Ngoài ra, dứa có chứa fructose có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. những người bị đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Không ăn dứa với mật ong

Dứa tuyệt đối không được ăn với mật ong. dù mật ong và dứa là hai thực phẩm lành tính, ít gây hại cho cơ thể nhưng khi kết hợp với nhau, các cấu trúc phân tử của mật ong và dứa sẽ thay đổi, tạo khí trong dạ dày.

Phụ nữ mang thai không ăn dứa

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi liều lượng bromelanin có thể khiến kích thích co thắt tử cung, khiến thai phụ giai đoạn đầu có thể sảy thai.

Lưu ý khi bị dị ứng dứa

Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).

Uống siro ipeca: Người lớn từ 15-30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.

Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.

Nếu bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/7-dieu-kieng-ky-can-nho-khi-an-dua-search/?id=180932

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-dieu-kieng-ky-can-nho-khi-an-dua/20210216104753753)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Ngày càng có nhiều người, ngay cả ở độ tuổi thanh niên hoàn toàn bất ngờ khi đến viện khám mới phát hiện đã suy thận nặng, bởi trước đó bị huyết áp cao kéo dài mà không hay biết.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn không được, sụt ký. Được chẩn đoán một số bệnh lý cụ thể nhưng họ điều trị mãi không hết.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày là một thuật ngữ mô học với đặc trưng viêm mạn tính, tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày mất đi.
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY