Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 lợi ích của dầu khuynh diệp đối với sức khỏe

Tinh dầu khuynh diệp có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, chẳng hạn như: làm giảm ho, cảm lạnh, trị các bệnh về da, giảm đau nhức.

Giữ vệ sinh răng miệng

Khuynh diệp là thành phần thường có trong những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng.

Không chỉ mang lại hương thơm tươi mát mà tác dụng kháng khuẩn của loại dầu này đã giúp chúng trở thành nguyên liệu tự nhiên. Có khả năng hỗ trợ việc điều trị nhiều bệnh về răng miệng.

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí journal of periodontology. dầu khuynh diệp có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại. và còn làm giảm lượng mảng bám tích tụ trên răng. tác dụng này có nguồn gốc từ chất cineole – một loại chất khử trùng có trong dầu khuynh diệp. giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng và làm giảm tình trạng chảy máu ở nướu răng.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Làm giảm ho và cảm lạnh

Từ xưa đến nay, dầu khuynh diệp vẫn được sử dụng như một phương thảo mộc dân gian.trị cảm lạnh và những bệnh có liên quan đến đường hô hấp. chúng được dùng để hỗ trợ khả năng hít thở ở những trường hợp bị nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây ra. làm thông thoáng đường hô hấp khi bạn bị khó thở do mũi bít, tắc.

Hỗ trợ cho bệnh viêm tai

Tinh dầu chiết xuất từ khuynh diệp hoạt động như một chất kích thích giúp làm thông thoáng đường hô hấp. Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn của dầu cũng sẽ giúp làm giảm hiện tượng tích tụ chất lỏng bên trong tai do bệnh viêm tai gây ra, cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng tai và đau tai.

Khử trùng vết thương

Trong dầu khuynh diệp có chứa những thành phần hoạt động rất mạnh mẽ như citronellol, citronellal và 1, 8-cineole. đây đều là những tác nhân kháng khuẩn rất mạnh và vẫn thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm. cũng như được dùng làm thành phần trong những loại thảo mộc trị vết thương.

Vì vậy, dầu khuynh diệpvừa có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lại. Vừa có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm khá hiệu quả.

Điều trị dị ứng theo mùa

Tinh dầu khuynh diệp không những có các đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm mà còn có tác dụng hỗ trợ, điều hòa miễn dịch cơ thể.

Nhờ đó có thể giúp cơ thể thay đổi đáp ứng miễn dịch xảy ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dị ứng như ho, hắt hơi, sổ mũi thì nên sử dụng tinh dầu khuynh để giảm các triệu chứng bệnh.

Xua đuổi côn trùng

Mùi thơm mạnh của dầu khuynh diệp là một lựa chọn hoàn hảo để xua đuổi côn trùng. bạn có thể thoa dầu trực tiếp lên da (hoặc trộn chúng với một số loại kem dưỡng thể, chống nắng…). hoặc cũng có thể cho chúng vào các bình phun rồi xịt trong nhà để đuổi muỗi hay ruồi, nhặng ra khỏi không gian sống. nhờ đó, bạn sẽ không phải đối mặt với nguy cơ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm do các loại côn trùng, vật ký sinh… gây ra.

Giảm đau nhức

Dầu khuynh diệp có khả năng làm mát khi bạn thoa chúng lên da, mang lại cảm giác dịu mát, bớt đau nhức. những thành phần trong loại này còn có khả năng làm thư giãn các cơ và hệ thần kinh. chúng giúp làm tăng tốc độ lưu thông máu tới những vùng da đang bị tổn thương, từ đó, làm giảm viêm nhiễm rất tốt. vì vậy, bạn có thể dùng dầu khuynh diệp để thoa lên da khi đang bị đau đầu, đau tiền đình hay đau xương khớp. nhằm làm dịu bớt cơn đau, giúp cơ thể có cảm giác thoải mái hơn.

Một số lưu ý khi dùng

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng dầu khuynh diệp cũng không an toàn nếu dùng không đúng cách. dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu khuynh diệp:

- không cho trẻ dưới 2 tuổi hít ngửi dầu khuynh diệp: hoạt chất cineole trong dầu khuynh diệp có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh và hô hấp ở trẻ trong độ tuổi này. ở một số trẻ khi tiếp xúc với dầu khuynh diệp (qua đường thở hoặc không may uống phải), có thể gặp các phản ứng rất mạnh, gây đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa, động kinh, thậm chí là hôn mê và t* vong (dù hiếm khi xảy ra). người lớn cũng không nên sử dụng dầu khuynh diệp khi đang chăm sóc trẻ.

- không sử dụng dầu khuynh diệp dạng thuốc uống cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú tránh dùng dầu khuynh diệp.

- người lớn nếu muốn sử dụng dầu khuynh diệp uống để chữa ho, làm loãng đờm, cảm lạnh, nhức đầu… cũng cần có tư vấn của bác sĩ để biết cách pha loãng một cách thích hợp nhất.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/7-loi-ich-cua-dau-khuynh-diep-doi-voi-suc-khoe-65137.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-loi-ich-cua-dau-khuynh-diep-doi-voi-suc-khoe/20220709070333011)

Tin cùng nội dung

  • Gừng được sử dụng từ hàng ngàn năm như một phương Thu*c cho nhiều bệnh khác nhau
  • Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY