Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

7 sai lầm khi xào nấu rau xanh khiến mất chất dinh dưỡng, gây bệnh ung thư

Xào nấu không đúng cách không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của món ăn mà dễ tạo ra chất độc hại, tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.

Thời gian xào nấu quá lâu

ảnh minh họa.

các vitamin có trong rau củ nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

nhặt bỏ lá rau

nhiều chị em nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

để rau đã sơ chế lâu ngoài không khí

ảnh minh họa.

đa phần các loại vitamin trong rau củ rất dễ bay hơi. nói cách khác là dễ bị oxi hóa khi để lâu ngoài không khí. vì thế rau củ cần được chế biến ngay sau khi cắt gọt.

ăn rau để qua đêm

thói quen của nhiều chị em nội trợ là chế biến rau xong không ăn hết thường để trong tủ lạnh hôm sau ăn tiếp. tuy nhiên, rau khi đã chế biến chín rồi để trong tủ lạnh dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc thực phẩm cho các thành viên trong gia đình.

ảnh minh họa.

ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong và để lâu, vi khuẩn sẽ phân hủy, lượng nitrat tạo thành nitrite – chất gây ung thư. vì vậy, với các món rau khi không ăn hết nên đổ đi tránh gây hại cho sức khỏe.

gọt bỏ hết vỏ rau củ

nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin c hơn cả thân và lá. chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

sau khi xào món ăn không rửa chảo tiếp tục nấu món khác

nhiều người để tiết kiệm thời gian hoặc thấy chảo vẫn sạch sẽ, thường xào xong món đầu tiên lại tiếp tục nấu món khác. thực ra, nhìn chảo có vẻ sạch sẽ nhưng trên bề mặt của chảo vẫn dính một lớp dầu mỡ và thức ăn còn sót lại. khi nấu lần sau ở nhiệt độ cao, có thể sẽ sinh ra chất gây ung thư benzopyrene.

ảnh minh họa.

vì vậy, tốt nhất mỗi khi xào xong món ăn đều phải rửa sạch nồi chảo, rồi mới làm tiếp món khác. như vậy không chỉ làm giảm phát sinh chất độc hại, còn có thể tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị của món chế biến sau.

trộn dầu trước khi xào rau

khi chúng ta làm các món xào khô như xào đậu cô ve hay xào các loại quả ớt xanh, cà tím, củ cải v.v... chúng ta thường thích cho rau củ vào trong dầu trộn qua một chút, rồi vớt ra tiếp tục xào, làm như vậy mùi vị món ăn sẽ đậm đà hơn, thơm ngậy hơn và màu sắc thì xanh bóng hơn, nói chung rất hấp dẫn.

ảnh minh họa.

tuy nhiên thói quen này không hề tốt chút nào, thường xuyên xào nấu như vậy lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể sẽ quá nhiều, chẳng mấy chốc mà vượt quá tiêu chuẩn cho phép. xào như vậy còn phá hủy dinh dưỡng vốn có của rau củ, đồng thời còn có thể sinh ra những chất gây ung thư.

Theo Hoàng Ly/Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/7-sai-lam-khi-xao-nau-rau-xanh-khien-mat-chat-dinh-duong-gay-benh-ung-thu-d165938.html

Theo Hoàng Ly/Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-sai-lam-khi-xao-nau-rau-xanh-khien-mat-chat-dinh-duong-gay-benh-ung-thu/20210125095948893)

Tin cùng nội dung

  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY