Linh bệnh tâm thần từ khi học lớp 10, gia đình hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ ở quê không có điều kiện chăm sóc và điều trị. Chị gái là công nhân ở Dĩ An, Bình Dương, đưa em gái vào điều trị ở Khoa C2 Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 hơn hai năm. Đến nay, bệnh cải thiện đáng kể, song thỉnh thoảng tái phát. Ngày 28/9, Linh được bệnh viện tiêm vaccine Covid-19, sức khỏe ổn định.
Linh là một trong 697 bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần trung ương 2 đã được tiêm vaccine. theo kế hoạch, bệnh viện tiêm vaccine cho 721 bệnh nhân đang điều trị nội trú. một số bệnh nhân tâm thần chưa được tiêm vaccine là do gia đình không đồng ý, hoặc người vô gia cư, không có người đại diện hợp pháp. bệnh viện đang xin ý kiến ubnd tỉnh đồng nai để phối hợp với công an, sở y tế, sở lao động thương binh và xã hội, thành lập hội đồng chuyên môn làm cơ sở pháp lý.
Một bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: MOH
Từ khoảng một tuần nay, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đã lập danh sách bệnh nhân, liên hệ với người thân để thông báo, tư vấn cho họ hiểu và đồng ý tiêm chủng. Bệnh viện thành lập 3 đội tiêm chủng, mỗi đội 5-6 nhân viên y tế, tổ chức 9 điểm tiêm tại các Khoa điều trị nội trú bệnh nhân. Hiện 95,1% nhân viên, người lao động bệnh viện đã tiêm vaccine mũi 1, 83,8% đã tiêm mũi 2.
Bệnh nhân tâm thần là trường hợp rất đặc biệt, được Bộ Y tế đánh giá là nhóm nguy cơ cao lây nhiễm và khi nhiễm nguy cơ cao trở nặng, hoặc khó trong chăm sóc và điều trị. Bệnh nhân đều trong tình trạng mất hoặc giảm năng lực điều khiển hành vi, khó tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch thông thường như 5K, vệ sinh cá nhân, chấp hành y lệnh của thầy Thu*c. Vì vậy, tiêm vaccine là giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả đối với người bệnh tâm thần.
Tiến sĩ nguyễn thanh hà, phó cục trưởng quản lý môi trường y tế (thành viên tổ công tác đặc biệt phòng chống covid-19 thuộc bộ y tế tại bệnh viện tâm thần trung ương 2 và viện pháp y tâm thần trung ương biên hòa), cho biết tình hình tiêm vaccine phòng covid-19 đối với bệnh nhân tâm thần gặp một số vướng mắc. họ không đảm bảo năng lực hành vi để ký cam kết đồng ý tiêm. tiếp đến là khó tìm người đại diện hợp pháp/người giám hộ theo quy định của pháp luật. bệnh nhân thường không có địa chỉ, không có căn cước công dân/chứng minh thư, không có thông tin đầy đủ để cập nhật danh sách theo quy định trong dữ liệu phần mềm cổng thông tin điện tử quốc gia.
Phụ trách phòng điều dưỡng vũ thị thanh thủy cho biết bệnh viện có 34 khoa/phòng. tại thời điểm bùng phát dịch, 1.136 bệnh nhân tâm thần đang điều trị, trong đó 102 người không có thân nhân và bị bỏ rơi nhiều năm nay.
Bệnh nhân tâm thần điều trị tại bệnh viện hưởng chế độ ăn thấp kéo dài nhiều năm (27.000 đồng/ngày), từ 1/7 nâng lên 48.000 đồng. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch não, suy các tạng...
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 là ổ dịch lớn tại Đồng Nai, đến nay ghi nhận tổng cộng 325 ca (trong đó có 8 nhân viên y tế), trong đó 5 ca nặng phải chuyển lên tuyến trên, 2 ca Tu vong, 113 ca đủ điều kiện khỏi Covid-19 đang tiếp tục cách ly tại bệnh viện.