Tai , Mũi , Họng hôm nay

9 bí quyết ngừa viêm họng

Cảm lạnh và ho là bệnh đặc trưng khi thời tiết chuyển mùa. Kèm theo đó là tình trạng viêm họng kéo dài do nhiễm vi-rút khiến họng đau nhức, cơ thể mỏi mệt.

Việc ăn uống cũng không thoải mái, khẩu vị phần nào bị thay đổi, gây khó chịu cho chúng ta. Khi bị viêm họng bắt buộc chúng ta phải sử dụng kháng sinh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và lâu dài gây tình trạng lờn Thu*c. Vì vậy, cách tốt nhất hãy bảo vệ cơ thể, tránh khỏi căn bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa.

1. Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Điều này giúp “đánh bật” các vi-rút gây cảm lạnh, gây viêm đường hô hấp đang ẩn náu trong đồ đạc, vật dụng… trong nhà.

2. Thay đổi bàn chải đánh răng mới mỗi tháng: Mặc dù được khuyến cáo thay mới mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị tưa nhưng muốn phòng ngừa viêm họng hay thường xuyên bị chứng bị chứng bệnh này “làm phiền”, bạn nên thay mới bàn chải mỗi tháng. Đồng thời làm sạch chúng bằng nước muối sau mỗi lần vệ sinh răng miệng để tránh vi khuẩn bám trên đó gây viêm họng khi chúng ta sử dụng.


3. Loại bỏ stress: Đừng ngạc nhiên khi biết rằng stress là một trong những thủ phạm hàng đầu làm suy giảm hệ miễn dịch. Stress có thể là một “sát nhân âm thầm” từ bên trong cơ thể. Vì vậy, một trong những cách để phòng viêm họng hiệu quả là tránh căng thẳng.

4. Giữ ấm kỹ lưỡng khi phải ra đường: Giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở vùng cổ để tránh bị nhiễm lạnh gây viêm họng. Cần mặc đủ dày, đeo khẩu trang và luôn quàng khăn ở nơi có không khí lạnh. Đặc biệt khi đi du lịch ở những nơi như Đà Lạt, Sa Pa … bạn cần chú ý không nên ra đường khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp.

5. Thường xuyên súc miệng: Đừng sao lãng điều này vì nó sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả chứng viêm họng khó chịu. Thói quen tốt này giúp tẩy trùng họng và miệng. Súc họng ít nhất 2 đến 3 lần/ngày vào mỗi buổi sang, trưa và tối (sau khi đánh răng) sẽ giúp giảm thiểu sự kích thích do viêm nhiễm gây ra. Nếu đang bị viêm họng, kiên trì với phương pháp này cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh trong vòng 1 tuần.


6. Tìm hiểu rõ nguyên nhân để phòng ngừa kịp thời: Nguyên nhân gây viêm họng thường do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, do uống nước lạnh hoặc do cũng có thể bạn nói, hát quá mức... Tuy nhiên, viêm họng còn do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Dù rất hiếm gặp nhưng các bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, bệnh nhiễm trùng như lao, giang mai hoặc nấm cũng gây ra tình trạng viêm họng. Vì vậy, trong những trường hợp căn bệnh kéo dài, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.

7. Chấm dứt việc hút Thu*c (nếu có): Từ bỏ Thu*c lá sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng của bạn và tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

8. Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm. Khi bị bệnh, tốt nhất bạn nên sử dụng khăn giấy dùng một lần để lau khô tay và mặt, không nên dùng khăn vải vì bạn có thể giặt khăn không sạch và vi khuẩn vẫn còn trú ngụ ở đó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ không dùng chung chén đĩa, dao kéo, dụng cụ nhà bếp  với những người khác để tránh lây bệnh.

9. Ngủ đủ giấc: Do sự khó chịu và đau đớn vì nhiễm trùng, bạn có thể khó khăn trong việc dỗ dành giấc ngủ. Nhưng bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng, giúp cơ thể hồi phục và duy trì tốt hệ thống miễn dịch.

AloBacsi.vn
Theo Quỳnh Trang - Gia đình và Xã hội
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/9-bi-quyet-ngua-viem-hong-n142177.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY