Tin y tế hôm nay

Tin y tế

9 cách phòng ngừa Covid-19

Dân trí Dịch bệnh Covid-19 đang có những chuyển biến phức tạp với số bệnh nhân ngày càng tăng lên. Vậy làm thế nào để tự bảo vệ bản thân mình trước dịch bệnh này? Sợ lây Covid-19, dân chung cư bấm thang máy bằng… tăm 7 Thực phẩm tăng sức đề kháng trong thời điểm dịch COVID-19 Sợ Covid-19, chung cư Hà Nội nghĩ “độc chiêu” đối phó nơi dễ lây nhất

1. Rửa tay 

Các bạn nên rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc sử dụng nước rửa tay có chứa cồn nếu không có vết bẩn rõ ràng trên tay.

Lưu ý, không được rửa tay qua loa mà nên tiến hành thật kỹ lưỡng và đúng theo 6 bước mà bộ Y Tế hướng dẫn để mang lại hiệu quả thực sự.

2. Khử trùng vật dụng xung quanh

Nên thường xuyên khử trùng các vật dụng xung quanh như bề mặt bàn, ghế, giường nệm, chăn, gối, đặc biệt là các thiết bị điện tử thường sử dụng như điện thoại di động hoặc máy tính xách tay.

3. Đeo khẩu trang đúng cách

Phải đeo khẩu trang che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào khẩu trang. Lúc tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang. 

Nếu sử dụng khẩu trang y tế, cần lưu ý chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khi đeo khẩu trang phải để mặt có màu đậm hơn (có tính chống nước) ra ngoài, và mặt màu nhạt hơn (có tính hút ẩm) quay vào trong. 

Nếu dùng khẩu trang vải, cần giặt sạch, phơi khô sau mỗi ngày và thường xuyên xịt khử trùng vào khẩu trang trong quá trình sử dụng.

4. Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm

Sử dụng thớt và dao riêng để chế biến thịt sống khi nấu ăn. Rửa sạch tay khi chế biến, xử lý thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín. Không ăn thịt động vật bị bệnh hoặc ch*t.Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ.

5. Duy trì khoảng cách nơi công cộng

Duy trì khoảng cách ít nhất 1m giữa bạn và người khác, đặc biệt với những người có triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi và sốt.

Khi ho, hắt hơi, sổ mũi cần dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng và mũi- vứt bỏ khăn giấy ngay lập tức vào thùng rác và rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có chứa cồn.

6. Tránh tụ tập đông người

Trong giai đoạn bệnh dịch đang chuyển biến phức tạp, mọi người nên hạn chế đi du lịch hoặc tụ tập ở những nơi đông người. Đặc biệt là những người trên 60 tuổi hoặc những người mắc các bệnh tim mạch/hô hấp/đái tháo đường...

7. Tăng sức đề kháng

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh và trang bị bản thân kỹ càng bên ngoài thì bạn cũng nên tăng cường sức đề kháng từ bên trong bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện thể dục thể thao để virus khó có thể xâm nhập sâu vào cơ thể.

8. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị bệnh

Nếu cảm thấy bản thân có các dấu hiệu nhiễm bệnh, cần từ cách ly tại nhà và liên hệ để tiến hành thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Khi phát hiện dịch bệnh cần báo cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý.

9. Tăng kiến thức về dịch bệnh

Tự cập nhật kiến thức về Covid-19 từ các nguồn đáng tin cậy như các cơ quan y tế công, trang web của WHO, chuyên gia y tế địa phương...

Thư Quỳnh - Nguyễn Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/9-cach-phong-ngua-covid-19-20200312145744836.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY