Bạn nên biết hôm nay

Ai không nên xông lá?

Thời tiết thay đổi, lúc nóng, lúc lạnh những ngày gần đây khiến cơ thể dễ mệt mỏi, cảm cúm. Vì thế, nhiều người đã chọn phương pháp xông để bảo vệ sức khỏe
Thời tiết thay đổi, lúc nóng, lúc lạnh những ngày gần đây khiến cơ thể dễ mệt mỏi, cảm cúm. Vì thế, nhiều người đã chọn phương pháp xông để bảo vệ sức khỏe. Các loại lá xông chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu độc rất tốt. Nhưng vì áp dụng không đúng nên thay vì chữa cảm thì lại tự gây ra những hiểm họa cho sức khỏe.

Xông chữa cảm không đơn giản chỉ là mua bó lá Thu*c, đun sôi rồi trùm chăn cho mồ hôi túa ra là được. Thực ra, xông có tác dụng làm cho người bệnh nhanh khỏi cảm nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu người bị cảm đã bị nhiễm sâu (khoảng từ ngày thứ 3 trở lên), tuyệt đối không nên xông mà phải điều trị bằng các phương pháp khác.

Chỉ nên xông để điều trị cảm trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Đặc biệt, trong lúc xông phải lưu ý không xông quá lâu và tránh nhiệt độ tăng đột ngột. Cần mở vung nồi xông từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đột ngột. Nếu không cơ thể sẽ mất nước rất nhanh thông qua mồ hôi, dẫn đến một loạt triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp... Cơ thể cũng dễ rơi vào trường hợp khó thở, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu xông ở các cơ sở massage, lưu ý là nơi xông thường được thực hiện trong phòng kín mà nhiệt độ có thể lên tới 70oC. Trong điều kiện này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 38 - 40oC chỉ trong vài phút. Do đó, nhịp tim sẽ tăng khoảng 30% hoặc hơn so với bình thường khiến mức độ lưu thông máu cũng sẽ nhanh gấp nhiều lần nhưng tập trung chủ yếu ở da, khiến các bộ phận khác của cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, những người mới ốm dậy hoặc tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch, mắc bệnh ngoài da; những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều; trẻ em, người cao tuổi, người có biểu hiện tâm thần... không nên xông. Cũng không nên xông khi cơ thể không khỏe; sau khi tiệc tùng bụng đang no hoặc đang đói, đang mệt; không xông liên tục trong tuần; không ở trong phòng xông quá 15 - 20 phút; không uống rượu và các loại Thu*c trước khi xông; sau khi xông nên làm mát nhiệt độ cơ thể dần dần và nên uống 1 - 2 cốc nước mát.

Trong quá trình xông, nếu thấy choáng váng, khó thở, tức ngực, bủn rủn... cần ngừng xông ngay. Phải rời phòng xông ngay lập tức khi đang xông mà thấy chóng mặt. Nếu sau đó thấy diễn biến sức khỏe không tốt hơn, cần tới bệnh viện để cấp cứu. Sau khi xông không được tắm ngay (ít nhất là 6 giờ) dù là nước ấm hay nước lạnh.

Lương y Nguy
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-khong-nen-xong-la-21695.html)
Từ khóa: xông lá

Chủ đề liên quan:

xông lá

Tin cùng nội dung

  • Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 truyền tai nhau tác dụng của việc đun nước xông nước lá như xả, gừng, muối, vỏ bưởi, cam, tía tô... hàng ngày tại nhà sẽ giúp giảm ngạt mũi, nhanh hồi phục cơ thể. Vậy việc này có tác dụng như mong muốn không? BSCKII. Nguyễn Trung Sơn (Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết:
  • Dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều người dân truyền thông tin cho nhau về tác dụng của phương pháp xông lá có thể chữa khỏi Covid-19 mà không phải lo lắng chuyện đến bệnh viện.
  • Theo chuyên gia, xông lá giúp giảm các triệu chứng như cảm, sốt, đau đầu, ngạt mũi nhưng không phải là phương pháp điều trị Covid-19.
  • Theo quan niệm dân gian, nhất là ở vùng nông thôn có thói quen mỗi khi cơ thể mệt mỏi, cảm cúm thường lấy lá nấu nồi nước xông.
  • Việc xông lá, cạo gió không đúng cách, có thể gây ra những nguy hại đối với sức khoẻ như chảy máu mắt, điếc...
  • Xông lá, ăn cháo giải cảm, cạo gió bằng dầu nóng hoặc gừng tươi,... là những cách đơn giản để dứt nhanh bệnh cảm lạnh mùa mưa.
  • Mùa mưa đã chính thức bắt đầu, thời tiết chuyển đổi nhanh chóng từ nắng nóng gay gắt sang những cơn mưa nặng hạt. Giai đoạn chuyển mùa cũng là thời điểm rộn ràng của đủ thứ bệnh cảm...
  • Sau vài lần xông lá trầu, mắt bệnh nhân nhức đỏ như tiết lợn, có biểu hiện xuất huyết. Theo BS Hoàng Cương, trường hợp này phải 2 tháng mới khỏi hẳn.
  • Đau mắt đỏ đang vào mùa dịch. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, Thu*c trị đặc hiệu đau mắt đỏ, nhưng nếu tự ý điều trị, bệnh nhân có thể tự rước bệnh vào thân, khiến bệnh nặng thêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY