Bệnh theo mùa hôm nay

Cách dứt nhanh cảm lạnh mùa mưa

Xông lá, ăn cháo giải cảm, cạo gió bằng dầu nóng hoặc gừng tươi,... là những cách đơn giản để dứt nhanh bệnh cảm lạnh mùa mưa.

Mùa mưa đã chính thức bắt đầu, thời tiết chuyển đổi nhanh chóng từ nắng nóng gay gắt sang những cơn mưa nặng hạt. Giai đoạn chuyển mùa cũng là thời điểm “rộn ràng” của đủ thứ bệnh cảm, trong đó dễ mắc nhất là cảm lạnh.

Cho đến nay, chưa có Thu*c kháng sinh hay kháng virus nào tỏ ra hiệu quả với bệnh . Tất cả những điều trị trong bệnh chỉ là điều trị triệu chứng, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng của bệnh.

Thu*c Tây với nhiều loại kháng sinh như kháng histamine H1 có trong Chlorpheniramine, Brompheniramine, Clemastine; Thu*c kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen và Naproxen…hoặc Thu*c chống nghẹt mũi, Thu*c ho….cũng có tác dụng song chỉ là giảm nhẹ biểu hiện bệnh, thường thời gian dứt bệnh vẫn kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, dùng các phương pháp Đông Y lại hữu hiệu hơn nhiều. Trong đó có ba cách đơn giản để dứt nhanh bệnh cảm lạnh

Cạo gió bằng dầu nóng hoặc gừng tươi

Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, dùng thìa hoặc một đồng xu kim loại đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới.

Với gừng tươi hãy rửa sạch củ gừng, để nguyên vỏ rồi giã nát, vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng. Bỏ bã gừng vào một tấm khăn mỏng rồi chà xát lên lưng cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

Xông lá

Mua lá xông ngoài chợ hoặc tự hái những lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ. Rửa sạch lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5 - 10 phút. Không nên để nồi nước sôi lâu vì sẽ làm mất hết tinh dầu có lợi trong lá.

Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ. Cần cẩn trọng không để bỏng do chạm vào nồi nước hoặc phỏng hơi cũng dễ xảy ra. Hít thở thật chậm để khí bốc lên từ nồi lá xông vào mũi. Chờ cho mồ hôi toát ra thật nhiều thì ngưng. Dùng khăn mềm lau khô mồ hôi, thay đồ nhưng không nên tắm và nằm nghỉ.

Cháo giải cảm

Nấu cháo gà hoặc lành nhất là cháo thịt băm, cháo trứng, thêm thật nhiều lá tía tô, hành tươi, kinh giới, gừng tươi, hạt tiêu rồi ăn khi còn nóng. Lúc ăn tranh thủ hít thêm khói bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt để thông mũi, sát khuẩn họng.

Các biện pháp đi kèm

Uống các loại nước nóng (tránh uống café), ví dụ một tách trà nóng, càng tốt nếu bỏ thêm vào một lát gừng sẽ giúp ấm họng, giảm đau, giúp tinh thần thư giãn.

Tắm nước nóng để giữ ấm người, giúp tinh thần sảng khoái, loại bỏ nhanh cảm lạnh

Dùng thêm gối vì thường gây sổ mũi, nếu nằm gối thấp bạn sẽ có cảm giác khó ngủ, hãy kê thêm một cái gối dưới đầu nhưng đừng quá cao, sẽ khiến bạn mỏi cổ.

Súc miệng nước muối thường xuyên vì luôn luôn đi kèm viêm họng. Súc miệng nước muối là giải pháp hữu hiệu để chặn chứng viêm khó chịu này.

Phòng ngừa cảm lạnh mùa mưa

Rửa tay thường xuyên

Không sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch.

Không uống chung cốc hay bất kỳ đồ dùng nào với bất kỳ ai.

Uống thật nhiều nước để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Luôn ăn nhiều loại hoa quả.

Ngủ đủ giấc.

Giữ ấm khi ra khỏi nhà.

Luôn nhớ mang theo áo mưa và không để bị dính mưa.

Theo NC - Pháp luật TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-dut-nhanh-cam-lanh-mua-mua-n216877.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa...
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY