Bệnh theo mùa hôm nay

Xông lá, cạo gió khi bị cảm lạnh thế nào cho đúng

Việc xông lá, cạo gió không đúng cách, có thể gây ra những nguy hại đối với sức khoẻ như chảy máu mắt, điếc...
Thời tiết năm nay thất thường quá, lúc nóng lúc lạnh khiến nhiều người mắc bệnh cảm mạo, viêm mũi họng. Gia đình tôi lại có người già và trẻ nhỏ nên tôi rất lo ngại về tình hình sức khỏe của toàn gia đình. Xin được hỏi Đông y có thể điều trị tốt căn bệnh cảm mạo hay không. Xin bác sĩ giới thiệu một vài bài Thu*c Nam hết sức thông dụng, dễ kiếm, dễ tìm như cây nhà lá vườn để chị em chúng tôi dễ thực hiện. Kinh nghiệm dân gian thường xông hơi có tốt không, có giảm được mức độ bệnh hay không? Cách xông hơi như thế nào thì tốt? Nên dùng loại lá Thu*c nào? Những ai không nên xông hơi? Cạo gió có tốt không và nên cạo gió như thế nào thì tốt? Trân trọng cảm ơn bác sĩ.

(Bùi Thu Hương - Hải Phòng)

Thời tiết thay đổi khiến nhiều người mắc cảm mạo, viêm đường hô hấp 
Chào bạn, Theo Đông y, bệnh cảm mạo là bệnh có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của thời tiết. Khi “chính khí hư” thì “tà khí thực”, ý nói sức đề kháng và sức khỏe suy giảm thì dễ bị mắc các bệnh ngoại cảm, nội thương. Việt Nam là nước có khí hậu gió mùa, thời tiết nóng ẩm là những yếu tố góp phần gây bệnh như vi khuẩn, virus phát triển và dịch bệnh bùng phát. Đông y phân loại gồm có 2 loại cảm mạo theo nguyên nhân gây bệnh là cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Triệu chứng của hai thể bệnh này cũng khác nhau. Xông lá là phương pháp chữa cảm dân gian khá hữu hiệu (ảnh internet) Cảm hàn: Do phong hàn thường gặp các triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi màu trắng mỏng. Nếu uống nước lạnh có thể gây nôn, buồn nôn. Bài Thu*c Nam:  Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12g; trần bì, gừng, cam thảo dây mỗi vị 4 - 6g. Đổ 300 - 400ml nước, sắc còn 200ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi.  Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12g. Ngày uống 1 thang, uống 1 - 3 ngày. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi. Trong bài Thu*c trên, tía tô có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai. Trần bì (vỏ quýt) có tác dụng hành khí khoan hung, hóa đờm, giúp ra mồ hôi.

Gừng có tác dụng phát tán phong hàn, ôn trung, giải cảm, long đờm, khu phong tán hàn, chữa nhức đầu, ngạt mũi, ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa. Hương phụ chế (củ gấu) có tác dụng thông kinh, giảm đau. Bệnh nhân có thể áp dụng cách ngâm chân nước nóng để giải cảm: Khi thấy người gai rét ớn lạnh, chân tay lạnh ngắt, rét run, khám có thể thấy huyết áp tụt thấp, mạch nhanh nhỏ thì nên cho người bệnh ngâm chân nước nóng.

Cách ngâm chân nước nóng như sau: Gừng tươi 1 củ, đập nhỏ, thêm 1 thìa muối ăn, pha vào 1 xô nước nóng ấm, ngâm ngập hai bàn chân cho đến khi toàn bộ cơ thể nóng ấm, hết gai rét ớn lạnh. Cách giải cảm này vừa nhanh, vừa hiệu  quả, dễ thực hiện. Có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Cảm mạo: Do phong nhiệt, còn gọi là cảm nhiệt với các triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ. Người bệnh khát nước, khô miệng.
Bài Thu*c Nam: Bạc hà 8g; kim ngân hoa, cam thảo dây 4g, kinh giới mỗi vị 12g; lá tre 20g. Đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml để nguội rồi uống. Trong bài Thu*c trên, bạc hà cay mát, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, ho. Lá tre (trúc diệp) có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới có tác dụng giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi. Hoắc hương có tác dụng chữa nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi. Nếu uống nước nóng có thể gây nôn, buồn nôn. Theo kinh nghiệm của Đông y, việc điều trị bằng Thu*c Nam là hoàn toàn có kết quả tốt. Nếu điều trị đúng cách có thể khỏi bệnh nhanh chóng. Nên phối hợp với xông hơi và cạo gió thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Xông hơi giải cảm: Là một kinh nghiệm hay của Đông y. Ngoài tác dụng của nhiệt (hơi nóng) còn có tác dụng sát trùng, làm dịu thần kinh… của các loại tinh dầu, hoạt chất của thảo dược.

Xông hơi cũng có thể coi là một phương pháp “hương liệu trị liệu”, có thể giảm được mức độ bệnh lý như bạn hỏi. Một người bệnh sốt cao, đau nhức mình mẩy, không ra mồ hôi, dùng Thu*c hạ sốt vẫn sốt dai dẳng… nếu xông hơi, chắc chắn sẽ hạ được sốt, đỡ đau nhức mình mẩy… Không nên câu nệ chọn nhiều lá xông, có khi chỉ 2 - 3 thứ là cũng là tốt (ảnh internet) Kinh nghiệm dân gian thường dùng cách xông hơi giải cảm. Xông giải cảm có thể áp dụng cho cả hai thể cảm hàn và cảm nhiệt. Nên xông hơi ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thì tác dụng giải cảm tốt hơn. Có nhiều loại thảo dược được dùng để xông hơi như các loại cây, lá có chứa tinh dầu thơm như lá bưởi, lá chanh, lá quýt, lá sả, hương nhu, cúc tần, ngải cứu, tía tô, lá tre, hạt mùi già, lá đại bi, lá lốt… mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, chỉ nên đun sôi trong vài phút, rồi trùm chăn xông. Khi xông, nên mở vung  nồi xông từ từ để hơi nóng bốc lên dần dần, tránh gây bỏng.  Kinh nghiệm cho thấy, không nên câu nệ phải chọn nhiều thứ lá xông, cần tùy theo thực tế “cây của nhà, lá trong vườn” mà áp dụng, có khi chỉ 2-3 thứ lá cũng là tốt.

Mỗi nhà nên trồng một vài loại cây có thể ứng dụng giải cầm như xả, bưởi, chanh, cúc tần, đại bi… Xông hơi lá Thu*c được coi như một biện pháp hương liệu trị liệu, các loại tinh dầu thơm có tác dụng diệt khuẩn mạnh, làm tăng tiết mồ hôi, hạ sốt, tinh thần khoan khoái…  Khi bệnh nhân đã ra mồ hôi, người dễ chịu thì ngừng xông, không nên kéo dài gây mất tân dịch; sau khi xông nên ăn cháo hành giải cảm. Khi xông hơi cho trẻ em cần thận trọng. Không nên xông cho trẻ dưới 5 tuổi do trẻ dễ bị kích thích bởi tinh dầu, có thể gây phản ứng có hại cho cơ thể.

Người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng, người bệnh huyết áp thấp, tăng huyết áp đang uống Thu*c hạ áp… cũng không nên xông hơi. Người uống rượu say không nên xông hơi. Khi xông lá, người bệnh cần chú ý:

- Nên cho người bệnh xông ở nơi kín gió. Không xông hơi khi cảm sốt đã ra mồ hôi nhiều: Nước nồi xông có thể dùng để lau người và cho người bệnh uống một chút cũng tốt.

- Không nên xông hơi quá lâu, chỉ nên xông hơi giai đoạn đầu của bệnh. Khi đã hạ sốt không nên xông hơi. Thời gian xông hơi chỉ nên 5 - 10 phút. Nếu xông hơi quá lâu có thể gây phản ứng phụ như mất nước- điện giải, ho đờm trào ngược lên…

- Sau khi xông nên uống nước dừa pha thêm chút muối để bù đắp tân dịch, giải độc, hạ sốt… Trứng gà cùng đồng bạc là cách đánh gió phổ biến khi bị cảm (ảnh internet) Còn cạo gió thì áp dụng được cho cả hai thể cảm hàn và cảm nhiệt. Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm ở giai đoạn đầu, bệnh tà mới xâm nhập bì phu (phần ngoài cơ thể). Đánh gió có tác dụng giải cảm, khu phong. Chúng ta có thể chọn lựa nhiều cách đánh gió. Thông thường là dùng một quả trứng gà luộc chín, một đồng bạc trắng hoặc chỉ cần gừng tươi giã nát, rượu hay lá trầu không kết hợp với cao xoa (cao Sao vàng, dầu Trường Sơn) để cạo gió. Cách cạo gió đúng như sau: Để người bệnh nằm sấp hoặc ngồi trên ghế tựa, đánh dọc cột sống và dọc hai bên cột sống từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ở phần mặt, nên đánh dọc từ đầu lông mày ra ngoài và khoảng giữa hai lông mày (huyệt ấn đường). 

Sau đó có thể đánh gió ở phần ngực, bụng. Sau khi cạo gió, dưới da có những nốt tụ máu nhỏ màu đỏ tím hoặc đen, có thể dùng kim nhể máu. Người bệnh thường có cảm giác khoan khoái , dễ chịu, đỡ đau nhức mình mẩy, hạ sốt…  Cách cạo gió đúng (ảnh internet) Nếu đánh gió bằng đồng bạc và trứng gà, có thể quan sát thấy đồng bạc sau khi đánh gió bị xám đen. Chú ý trẻ em dưới 5 tuổi không dùng cao xoa hay dầu gió do có thể gây phản ứng ngừng tim ở trẻ nhỏ.
Chúc bạn bạn và gia đình sức khỏe!
Theo BS Quách Tuấn Vinh - Người giữ lửa
Nguyên Chủ nhiệm Quân y Tổng cục Chính trị, Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xong-la-cao-gio-khi-bi-cam-lanh-the-nao-cho-dung-n231034.html)

Tin cùng nội dung

  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Cạo gió và đánh cảm là phương pháp chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian. Ta cạo gió khi bị đau lưng, đau vai gáy, nhức đầu, cảm lạnh, cảm nắng...
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY