Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ai về quê cũng mắc hội chứng giống Thúy Vi, ăn lấy ăn để đồ ngon ở nhà vì sợ thành phố không có

Về quê một cái là nhìn đâu cũng thấy đồ ngon, phải ăn cho cố vô chứ rời quê rồi muốn ăn cũng khó lắm.

Một trong những sở thích chung của hầu hết các cô gái trên đời này có lẽ chính là... ăn. Dù lúc nào cũng muốn có dáng đẹp, lúc nào cũng hô hào giảm cân nhưng thú thực, ai trong số họ chắc cũng đều một lần buông bỏ ý chí, thả trôi mình trước sự cám dỗ của đồ ăn. Và Thúy Vi chẳng phải ngoại lệ, cứ nhìn mấy bài đăng mới nhất của cô nàng là các bạn sẽ hiểu thôi.

Chẳng là Thúy Vi vừa có chuyến về Cà Mau thăm gia đình. Ngoài thời gian ở nhà với ba, có vẻ như người ta toàn thấy Thúy Vi đi ăn đi uống. Đơn cử như riêng ngày hôm qua, cô nàng đã ăn "sương sương" 5-7 món rồi.

Ai về quê cũng mắc hội chứng giống Thúy Vi, ăn lấy ăn để đồ ngon ở nhà vì sợ thành phố không có - Ảnh 1.

Thúy Vi vừa có chuyến về quê ở Cà Mau thăm gia đình

Ai về quê cũng mắc hội chứng giống Thúy Vi, ăn lấy ăn để đồ ngon ở nhà vì sợ thành phố không có - Ảnh 2.

Và người ta phát hiện cô nàng dành quá nửa thời gian để... ăn

"Ăn cho kịp về Sài Gòn. Sáng giờ ăn ít lắm, 8h sáng ăn bún xào, bánh tầm, trưa ăn 2 đĩa bánh khọt, tối hẹn con bạn thân đi ăn bún nước lèo, kêu nó chở đi mua bánh lọt gà luôn, đi mua thêm 150k bò viên chiên, order thêm cơm Dương Châu", Thùy Vi viết.

Đọc danh sách món ăn dài dằng dặc Thúy Vi kể, ai nấy đều thấy có chút chóng mặt. Tuy nhiên nhìn cô nàng, nhiều người cũng thấy bản thân mình trong đó. Lý do là vì dường như ai cũng có thói quen tương tự là cứ về quê y như rằng sẽ ăn lấy ăn để đồ ngon ở nhà, như thể sợ lên thành phố rồi không còn mấy đặc sản đó nữa.

Ai về quê cũng mắc hội chứng giống Thúy Vi, ăn lấy ăn để đồ ngon ở nhà vì sợ thành phố không có - Ảnh 3.

Cái tật ăn cho cố các món ngon ở quê trước khi lên lại thành phố có lẽ là bệnh chung của mọi người

Tâm lý chung là vậy nên người ta đồng cảm với Thúy Vi lắm. Bên dưới hình ảnh Thúy Vi đăng tải, mọi người còn không quên động viên cô nàng cứ ăn thêm đi: "Toàn đặc sản Cà Mau ha", "Bao ngon luôn", "Thúy Vi ăn nhiều nhiều cho ngon miệng nhé, vì đồ ở quê nhà ngon hơn đồ ăn ở thành phố mà"...

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ai-ve-que-cung-mac-hoi-chung-giong-thuy-vi-an-lay-an-de-do-ngon-o-nha-vi-so-thanh-pho-khong-co-20200524095440634.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY