Amoclavic là Thu*c phối hợp hai kháng sinh dùng theo đường uống gồm: amoxycillin, một kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng và acid clavulanic là một chất ức chế men b-lactamase, đồng thời bảo vệ amoxycillin khỏi sự phá hủy và mất hiệu lực bởi b-lactamase, một men do rất nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm tiết ra. Sự phối hợp này mở rộng phổ kháng khuẩn của amoxycillin cho phép tác dụng với cả những những dòng vi khuẩn sinh b-lactamase. Sau khi uống Amoclavic, amoxycilin và acid clavudanic đều được hấp thu tốt trong đường tiêu hoá.
Amoclavic là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng bao gồm nhiều dòng vi khuẩn Gram dương và Gram âm sinh hay không sinh b-lactamase.
Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus viridans, Streptococcus faecalis, Bacillus anthracis, Corynebacterium sp., Listeria monocytogenes, Clostridium sp., Peptococcus sp., Peptostreptococcus sp.
Gram âm: Haemophilus influenzae, Haemophilus ducreyi, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Klebsiella sp., Salmonella sp., Shigella sp., Bordetella pertusis, Yersinia enterocolitica, Gardnerella vaginalis, Brucella sp., Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoeae, Pasteurella multocida, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Bacteroides sp. kể cả B. fragilis.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản phổi và áp xe phổi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm đài bể’ thận, Ph* thai nhiễm trùng, nhiễm trùng vùng chậu, hạ cam, lậu.
Nhiễm trùng khác: viêm xương tủy, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng ổ bụng.
Trước khi dùng kháng sinh nhóm penicillin, cần lưu ý tiền sử dị ứng, phải ngưng Thu*c khi có dấu hiệu dị ứng và cần phải điều trị thích hợp ngay.
Thận trọng khi dùng Amoclavic ở những người bị suy gan nặng. Cần phải chỉnh liều ở những bệnh nhân suy thận trung bình hay nặng.
Amoclavic được thải qua sữa mẹ (với lượng nhỏ) do đó cần phải dùng thận trọng khi cho con bú. Tính an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai chưa được công nhận, tuy nhiên các nghiên cứu trên súc vật thí nghiệm thì chưa thấy hiện tượng sinh quái thai.
Amoclavic thường được dung nạp tốt. Phần lớn các tác dụng ngoại ý chỉ thoáng qua, bao gồm : tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, mẫn đỏ da, hồng ban, viêm gan và vàng da ứ mật.
Nhiễm trùng nặng : một viên Amoclavic Forte (625 mg) ba lần mỗi ngày hay hai viên Amoclavic (375 mg) ba lần mỗi ngày.
7-12 tuổi: 10 ml Amoclavic hỗn dịch (156 mg/5 ml) ba lần mỗi ngày hay 5 ml Amoclavic Forte hỗn dịch (312 mg/5 ml) ba lần mỗi ngày.
Khi suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinine 30 ml/phút) không cần chỉnh liều ; khi suy thận trung bình (độ thanh thải creatinine 10-30 ml/phút) liều 375-750 mg mỗi 12 giờ ; khi suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 10 ml/phút) liều dùng không vượt quá 375 mg mỗi 12 giờ.
Cách chuẩn bị hỗn dịch Amoclavic : Úp chai và lắc mạnh để bột phân tán đều. Thêm vào một nửa thể’ tích nước như đã ghi trên nhãn và hộp, lắc mạnh. Giữ yên chai 5 phút để’ đảm bảo Thu*c được trộn đều hoàn toàn. Thêm nữa thể’ tích còn lại, lắc đều cho đến khi được một hỗn dịch đồng nhất. Chai Thu*c đã pha có thể giữ trong tủ lạnh và dùng trong 7 ngày.