Tiêu hóa hôm nay

Bệnh tiêu chảy và kháng sinh thường dùng

Tôi 40 tuổi, rất hay bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Tôi nghe nói để chữa tận gốc bệnh thì phải dùng kháng sinh.
Tôi 40 tuổi, rất hay bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Tôi nghe nói để chữa tận gốc bệnh thì phải dùng kháng sinh. Vậy quý báo cho biết loại kháng sinh nào trị bệnh tiêu chảy? Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Nam (Hòa Bình)

Chào bạn,

bệnh tiêu chảy xảy ra do nhiều nguyên nhân: Nhiễm vi khuẩn, trực khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, ngộ độc thực phẩm, nhiễm virut, do dùng Thu*c hoặc do rối loạn đường ruột… Bệnh nhân tiêu chảy nặng do vi khuẩn thường được cấp cứu bằng cách bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa, giảm nguy cơ Tu vong.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là chữa triệu chứng, muốn trị tận gốc thì phải dùng kháng sinh. Kháng sinh trị tiêu chảy chỉ hiệu quả với tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trực khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và không có tác dụng với tiêu chảy do virut. Đối với người nhiễm Escherichia Coli sinh độc tố Shiga, việc dùng kháng sinh liều cao sẽ làm tăng sự phóng thích độc tố dẫn đến hội chứng tán huyết - urê huyết cao.

Các loại kháng sinh thường dùng trong điều trị tiêu chảy:

Tetraxyclin: Có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Nên uống Thu*c 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn (sữa và thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của Thu*c).

Ciprofloxacin: Thu*c hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thu*c có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng Thu*c.

Norfloxacin: có tác dụng diệt khuẩn với cả vi khuẩn ưa khí Gram dương và Gram âm, lỵ trực khuẩn. Cần thận trọng với bệnh nhân thiểu năng về gan, suy thận, người cao tuổi, người bị bệnh động kinh hay rối loạn thần kinh trung ương.

Neomycin: Thu*c có độc tính cao nên phải dùng rất thận trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh ở gan, thận, giảm thính lực. Không dùng cho bệnh nhân tắc ruột, có tổn thương ở niêm mạc tiêu hóa, trẻ em dưới 1 tuổi.

Metronidazol: Là Thu*c kháng khuẩn có phổ rộng trên động vật nguyên sinh. Thu*c có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do Giardia, lỵ cấp tính…

Lưu ý: các loại kháng sinh trên không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Riêng metronidazol chỉ cần tránh dùng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tetraxyclin gây biến màu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương nên không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi. Không dùng ciprofloxacin và norfloxacin cho trẻ em đang lớn do gây thoái hóa sụn khớp ở người chưa trưởng thành.

Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh loại nào để trị tiêu chảy hiệu quả và triệt để thì bạn phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân, được chỉ định cụ thể, không tự ý dùng Thu*c, dùng không đúng loại, bệnh sẽ nặng hơn và trở thành mạn tính rất khó chữa.

Theo DS. Thanh Lâm - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-tieu-chay-va-khang-sinh-thuong-dung-1661.html)

Tin cùng nội dung

  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY