Tiêu hóa hôm nay

Uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao, BS ơi?

Nhiều người cứ uống kháng sinh là sau đó bị tiêu chảy. Có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ?
Kính chào BS Lưu Phương, Nhiều người cứ uống kháng sinh là sau đó bị tiêu chảy. Có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ? Rất mong lời khuyên từ BS, chân thành cảm ơn! (Cát Tường - Q. Phú Nhuận, TPHCM)

Chào bạn,

Kháng sinh có nhiều loại. Một số kháng sinh không gây rối loạn tiêu hóa (RLTH), nhưng cũng có loại làm RLTH. Thậm chí có kháng sinh còn gây viêm ruột giả, tạo màng giả trong ruột.

Việc dùng kháng sinh cần có BS chỉ định, dùng đúng bệnh và không lạm dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh.

Muốn hạn chế tác dụng phụ gây RLTH của kháng sinh, rất đơn giản: trong khi dùng Thu*c bạn ăn mỗi ngày 3-4 hộp sữa chua.

Bạn có thể dùng sữa chua như món tráng miệng, dùng 30 - 60 phút sau các bữa ăn. Việc ăn sữa chua không ảnh hưởng đến việc hấp thu Thu*c kháng sinh.

Trường hợp khi uống kháng sinh bạn chưa ăn sữa chua, bị RLTH thì sau khi uống kháng sinh, cũng nên dùng 3-4 hộp sữa chua/ ngày.

Lưu ý, không nên mua cùng một loại sữa chua. Nên dùng đa dạng nhiều loại sữa chua vì mỗi loại có men vi sinh khác nhau. Ăn đa dạng sữa chua là bạn đang “cấy” cho đường ruột của mình nhiều loại vi khuẩn có lợi.

Thân mến,


BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-bs-oi-1656.html)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY