Dinh dưỡng hôm nay

Ăn chay- nguyên nhân không ngờ khiến chị em rụng tóc

Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới, đôi khi đó chỉ là những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà chị em không hề hay biết. Do đó nếu đang “đau đầu” vì rụng tóc thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay

Theo nhiều khảo sát, trên da đầu của chúng ta có từ khoảng 80.000 đến 100.000 sợi tóc, con số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một sợi tóc bình thường được các chuyên gia chia làm 3 giai đoạn: mọc, phát triển và rụng. Mỗi giai đoạn trung bình kéo dài khoảng từ 2-6 năm.

Đồng thời khoa học cũng đã chứng minh ở người trưởng thành mỗi ngày sẽ rụng từ 30-70 sợi tóc, do đó rụng tóc cũng chỉ là một trong những chu kỳ sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu số lượng tóc rụng đi quá nhiều, mà số tóc mới thay thế lại quá ít thì đây là một dấu hiệu bất thường của cơ thể.

khoa học cũng đã chứng minh ở người trưởng thành mỗi ngày sẽ rụng từ 30-70 sợi tóc

Bên cạnh đó để có thể tìm được phương pháp điều trị, chị em cần tìm ra đâu là nguyên nhân gây rụng tóc chính xác nhất. Theo các chuyên gia có rất nhiều lý do khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường, nhưng nhìn chung có thể tóm gọn trong 6 lý do sau.

1. Vì chế độ ăn thuần chay và ít đạm

Theo các chuyên gia da liễu uy tín trên thế giới cho biết, đa số phụ nữ ăn kiêng, thuần chay hay cắt hoàn protein ra khỏi thực đơn dinh dưỡng rất dễ bị rụng tóc. Vì theo nghiên cứu tóc có đến 88% là protein ở dạng sợi cứng, ngoài ra còn chứa nước, chất béo, vitamin và carbon hydrat.

Do đó nếu cơ thể thiếu protein tóc sẽ yếu dần và rụng sớm hơn chu kỳ bình thường. Vậy nên chế độ dinh dưỡng không chỉ quyết định đến sức khỏe, sắc vóc mà cả tóc của bạn nữa. Đa phần sau 3 tháng kiêng hoàn toàn protein bạn sẽ cảm thấy tóc mảnh và dễ rụng hơn rất nhiều.

Triệu chứng: Ngoài rụng tóc nhiều, nếu cơ thể thiếu protein còn gây ra đầy hơi, khiến móng tay dễ gãy, luôn mệt mỏi và đề kháng suy yếu. Đồng thời khi tóc rụng, quan sát không thấy chân tóc.

Cách khắc phục: Cần thêm đạm vào thực đơn hằng ngày để hạn chế rụng tóc như: trứng, thịt đỏ, thịt trắng đều là những loại thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại protein có trong thực vật như: đậu phụ, bột yến mạch và phần lớn các loại hạt.

Theo các chuyên gia da liễu uy tín trên thế giới cho biết, đa số phụ nữ ăn kiêng, thuần chay hay cắt hoàn protein ra khỏi thực đơn dinh dưỡng rất dễ bị rụng tóc

2. Telogen Effluvium

Telogen effuvium là hiện tượng rụng tóc với số lượng lớn mỗi ngày, xảy ra ở những phụ nữ mang thai, sau đại phẫu, giảm cân nhanh, hoặc căng thẳng cao độ. Có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, trầm cảm và kháng viêm khiến tóc mềm, mỏng, yếu và chuyển nhanh sang giai đoạn “rụng”.

Triệu chứng: Phụ nữ sẽ bắt đầu rụng tóc từ 6 tuần đến 3 tháng sau khi xảy ra biến cố. Vào đỉnh điểm rất có thể tóc sẽ bị rụng hàng loạt.

Cách khắc phục: Tùy trường hợp mà bạn hãy tìm cách khắc phục sao cho phù hợp, nếu trải qua đại phẫu hoặc mang thai, có thể nghỉ ngơi và theo dõi sau đó, nhưng nếu tình trạng rụng tóc vẫn kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ.

Đặc biệt nếu hung thủ gây rụng tóc là thuốc hãy đến các cơ sở y tế để giảm liều lượng hoặc đổi thuốc sao cho phù hợp. Còn nếu nguyên nhân gây rụng tóc là stress bạn phải tìm cách giảm bớt lo âu bằng các bài tập, nghe nhạc, đọc sách hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

3. Do gene di truyền

Theo Viện Da liễu Mỹ, nguyên nhân phổ biến và khó điều trị rụng tóc nhất là do di truyền. Gen này có thể bạn được thừa hưởng từ mẹ hoặc cha và những người thân khác trong gia đình. Còn nếu cả cha và mẹ bạn đều bị rụng tóc hiển nhiên bạn khó lòng “tránh khỏi”.

Triệu chứng: Tình trạng rụng tóc do di truyền thường biểu hiện rõ rệt khi phụ nữ bước sang tuổi 20, sợi tóc bắt đầu chậm phát triển, mỏng và rất dễ gãy rụng. Thoạt đầu số tóc rụng có thể rất ít nhưng sau đó sẽ rụng từng cụm.

Cách khắc phục: Đa phần rụng tóc do di truyền không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, vậy nên đa phần bạn cần đến sự can thiệp của y tế và buộc phải sử dụng các loại thuốc, dầu gội đặc trị hoặc cấy ghép tóc.

Rụng tóc có thể là do di truyền

4. Bệnh tuyến giáp

Theo ước tính mỗi năm số phụ nữ mắc các bệnh tuyến giáp một càng tăng. Khi đó lượng hormone tiết ra ở tuyến giáp sẽ bị rối loạn, quá nhiều hoặc quá ít khiến việc trao đổi chất của cơ thể đình trệ, ảnh hưởng đến không chỉ đến sức khỏe mà cả tâm trạng của người bệnh.

Theo các chuyên gia tuyến giáp là bộ phận tham gia rất nhiều hoạt động trong cơ thể, nhất là chi phối cả việc bạn sử dụng ôxy và năng lượng cho mọi hoạt hằng ngày, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển cả da, móng tay và tóc. Do đó khi tuyến giáp bị tổn thương tóc dễ gãy rụng và mỏng đi

Triệu chứng: Suy tuyến giáp thường thể hiện qua rất nhiều triệu chứng cụ thể như: tăng cân không rõ nguyên nhân, luôn mệt mỏi, thường xuyên bị táo bón, trầm cảm và khó tập trung. Đồng thời tóc và móng tay dễ giòn và gãy rụng hơn, da khô và thiếu sức sống.

Trường hợp cường giáp còn có thể làm tim đập nhanh, căng thẳng, khó chịu, tiêu chảy, cơ yếu và da nhờn. Tuy cường giáp ít gặp phải nhưng ước tính có đến 1% dân số Hoa Kỳ đang phải chống chọi với cường giáp.

Cách khắc phục: Nếu bị rụng tóc do suy hoặc cường giáp tốt nhất bạn nên xin ý kiến tư những chuyên gia y tế. Đồng thời sử dụng nhiều loại rau quả, trái cây và uống đủ 2 lít nước mối ngày

6 thực phẩm tốt cho tuyến giáp:

- Cá

- Rau cỏ lá màu xanh sẫm

- Các loại quả mọng

- Hạnh nhân

- Ca cao

- Thực phẩm giàu i-ốt.

5. Lupus

Lupus là bệnh tự miễn mạn tính, xuất hiện đầu tiên vào năm 1845 không rõ nguyên nhân, nhưng gây tổn thương hầu hết tất cả các bộ phận trong cơ thể và có trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Người mắc phải lupus dễ bị vi khuẩn xâm nhập và đề kháng trở nên bất lực, nhiều năm gần đây số phụ nữ mắc phải chứng bệnh này ngày càng tăng.

Triệu chứng: Lupus thường làm người bệnh mệt mỏi, đau đầu, loét miệng và đau sương khớp. Nhiều người còn xuất hiện ban đỏ trên đầu mũi và xung quanh gò má, tức ngực và thiếu máu. Một số trường hợp còn đi kèm rụng tóc khi tắm hay chải đầu và phát ban da đầu.

Cách khắc phục: Bạn nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ từ các y bác sĩ, vì đây là căn bệnh không thể trị tại nhà.

6. Thiếu sắt

Phụ nữ vào “ngày đèn đỏ” bị mất máu, do đó một lượng sắt đáng kể cũng vì vậy mà bị đẩy ra ngoài, khiến lượng sắt dự trữ còn lại trong cơ thể không đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trao đổi chất.

Đồng thời phần lớn sắt được cung cấp cho cơ thể đều qua con đường ăn uống, nhưng do thói quen ăn uống của nước ta nên đa số thường dùng cơm nhiều hơn những thực phẩm khác, dẫn đến cơ thể thiếu chất và đặc biệt là thiếu sắt.

Triệu chứng: Ngoài rụng tóc, thiếu sắt còn gây mệt mỏi, suy nhượt cơ thể và khiến da xanh tái, nhợt nhạt. Đồng thời còn khó tập trung, nhức mỏi cơ và khó thở.

Cung cấp cơ thể đủ sắt để tốt cho máu và hạn chế rụng tóc

Cách khắc phục: Tích cực bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, các loại cá, rau xanh và ngũ cốc. Đồng thời cũng nên cung cấp thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhất là vitamin C – loại vi chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Theo nghiên cứu phụ nữ mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 18mg sắt để duy trì hoạt động trao đổi chất bình thường của cơ thể.

Biết được những nguyên nhân gây rụng tóc trên không chỉ là một cách giúp chị em khắc phục tình trạng rụng tóc hiện tại, mà còn kịp thời phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường chị em cũng phải hết sức đề phòng để tránh “mất bò mới lo làm chuồng”!

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/an-chay-nguyen-nhan-khong-ngo-khien-chi-em-rung-toc-25886/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY