Dinh dưỡng hôm nay

Ăn gừng có nên gọt vỏ hay không? Mách bạn 2 loại gừng không nên ăn kẻo rước họa vào người

Gừng là loại thực phẩm dùng làm gia vị rất phổ biến trong mỗi gia đình. Gừng có tác dụng xua tan cái lạnh, tăng cảm giác thèm ăn, giúp tinh thần sảng khoái, giải nhiệt và thoát mồ hôi,…

Bạn có nên gọt vỏ gừng trước khi ăn hay không?xml:namespace prefix="o" />

Trong dân gian, đã có nhiều tranh cãi về việc có nên ăn gừng hay không. Và vấn đề này vẫn chưa có hồi kết.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị hăng, xua đi tính lạnh, có công dụng làm ấm bụng, xua gió, giải độc, trong khi vỏ gừng có vị cay nồng, tính mát tự nhiên, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng.

Gừng là loại thực phẩm dùng làm gia vị rất phổ biến trong mỗi gia đình.

Trong y học cổ truyền, gừng và vỏ gừng đều có những tác dụng riêng nên việc gọt hay không tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Theo quan điểm của y học hiện đại, vỏ gừng rất giàu các hoạt chất như shogaol, và tinh dầu dưới lớp vỏ rất nhiều. Nếu dùng gừng để chăm sóc sức khỏe và làm hương liệu là chủ yếu thì gừng để cả vỏ là tốt nhất giúp cơ thể con người hấp thụ dinh dưỡng toàn diện hơn.

Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau, và việc ăn gừng cả vỏ hay không thì không phải ai cũng phù hợp. Vì vậy, dù có ăn được vỏ hay không thì bạn cũng không cần quá bận tâm vào việc ăn gừng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy sử dụng gừng như một loại gia vị, và ăn với mức độ hạn chế.

Khi ăn, bạn cũng nên chú ý đến 2 loại gừng không được ăn

Việc dùng gừng đã có từ lâu đời trong cuộc sống của người dân. Mặc dù gừng đã được ăn hàng ngàn năm nhưng nhiều người không biết về những điều kiêng kỵ khi ăn gừng. Mặc dù gừng có nhiều lợi ích, nhưng hãy nhớ ăn ít hơn 2 loại gừng này.

1. Không ăn gừng thối

Không ăn gừng thối, và không ăn gừng sau khi cắt có màu nâu bên trong. Gừng thối sẽ tạo ra chất safrole, đặc biệt những người có tiền sử viêm gan không nên ăn gừng thối.

Một nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ cho thấy, safrole có trong gừng có khả năng gây ung thư gan. Thông qua các thí nghiệm trên chuột, nghiên cứu phát hiện ra rằng safrole được chuyển hóa thành axetat hoặc sulfat, cuối cùng có thể gây ung thư gan ở chuột.

Không ăn gừng thối, và không ăn gừng sau khi cắt có màu nâu bên trong

2. Không ăn gừng vào ban đêm

Ăn gừng vào buổi tối dễ dẫn đến tình trạng thiếu kiềm chế, không tốt cho giấc ngủ, vì vậy, bạn chỉ nên ăn gừng trong ngày.

Gừng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, gừng có chứa hoạt chất gingerol, ăn quá nhiều cũng sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, do đó, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 10g gừng. Bạn hãy thái gừng thành từng lát với khoảng 5 hoặc 6 lát là phù hợp.

Khi mua gừng đừng nghĩ là cứ gừng già là được, đối với những người mới bắt đầu mua gừng thì rất khó để nhận biết được gừng có bị thối hay không. Gừng còn tươi, có màu vàng, nhiều nước, vỏ mỏng và bóng, bạn cứ yên tâm mua.

Xem thêm: Tập thể dục vào thời gian này sẽ có hiệu quả chống ung thư tốt hơn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/an-gung-co-nen-got-vo-hay-khong-mach-ban-2-loai-gung-khong-nen-an-keo-ruoc-hoa-vao-nguoi-35334/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY