Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, nữ sinh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập

(Tổ Quốc) - Ngày 6/11, Liu Xiaogang, Trưởng Khoa Cấp cứu, Trung tâm Công nghệ cao của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một nữ sinh viên đại học 19 tuổi ăn hơn chục gói mì cay vào ban đêm và suýt Tu vong.

Giống như nhiều cô gái trẻ, các món ăn cay luôn là món yêu thích của Diệp Tử (19 tuổi, Trịnh Châu, Trung Quốc).

Buổi tối mấy ngày trước hôm xảy ra sự việc, diệp tử đi siêu thị mua hơn chục gói mì cay vì phải thức khuya cày bộ phim truyền hình yêu thích. đến 11 giờ tối, cô đã ăn liên tiếp hơn chục gói mì.

Khi diệp tử chuẩn bị ngủ, bụng cô bắt đầu khó chịu, cảm giác buồn nôn khiến cô vào nhà vệ sinh để nôn ra 3 lần, sau đó bụng bắt đầu đau âm ỉ, tiêu chảy 5-6 lần. thấy diệp tử nôn ọe, tiêu chảy, người phờ phạc như ch*t đi sống lại, người bạn cùng phòng thấy tình hình không ổn đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa cô đến khoa cấp cứu (icu) của trung tâm công nghệ cao.

Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, nữ sinh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập - Ảnh 1.

Khi Diệp Tử nhập viện cấp cứu, chân tay cô đã mềm nhũn, kali máu chỉ còn 1,5mmol/L (mức bình thường là 3,1-5,5mmol/L), cô được chẩn đoán là bị hạ kali máu, nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào!

Hạ kali máu là gì?

Ion kali là một chất điện giải quan trọng để duy trì các chức năng của các cơ quan ở người. Tăng kali máu hoặc hạ kali máu có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là hạ kali máu. Khi kali huyết thanh thấp hơn 3,5 mmol/L, hoặc 14mg/dl, nó được gọi là hạ kali máu.

Hạ kali máu không phải là cơ thể thiếu kali mà là thiếu kali trong máu, khi cơ thể thiếu kali trên 500mmol thì kali huyết thanh sẽ giảm.

Có 3 lý do chính dẫn đến hạ kali máu, một là do ăn không đủ, mất quá nhiều và hai là do phân bố bất thường. trường hợp của diệp tử là do nôn mửa, tiêu chảy nên dẫn đến thiếu ion kali.

Ở bệnh nhân hạ kali máu, bệnh nhân nhẹ sẽ có các triệu chứng nhẹ (suy nhược toàn thân, liệt tứ chi, táo bón và đánh trống ngực) hoặc không triệu chứng. Nhưng bệnh nhân nặng cấp tính và khởi phát nhanh thường có các triệu chứng nặng (rối loạn nhịp tim, tổn thương chức năng thận, suy nhược cơ, thậm chí ngừng tim, liệt cơ hô hấp), thậm chí Tu vong.

Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, nữ sinh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập - Ảnh 3.

Sau khi đến ICU, ngay lập tức các bác sĩ đã thiết lập đường truyền tĩnh mạch để bổ sung kali cho Diệp Tử! Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để kali máu tăng lên, do đó, không lâu sau khi nhập viện, cô đã bị tim ngừng đập!

Các nhân viên y tế lập tức cứu chữa, hồi sức tim phổi kéo dài hàng chục phút! Với sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên y tế, nhịp tim của Diệp Tử đã từ từ hồi phục!

Ăn mì cay cần lưu ý những gì?

- Chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

- Không được ăn quá nhiều!

- một khi các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xuất hiện, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu, Aboluowang, Kknews, Healthline

Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, nữ sinh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập - Ảnh 5.

Mario

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/an-hon-chuc-bat-mi-cay-sieu-cap-nu-sinh-bi-non-mua-tieu-chay-va-tim-ngung-dap-22020181113403039.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY