Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể

Rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi nhắc đến các món ăn nóng hổi ngày đông nhất định món lẩu sẽ được gọi tên đầu tiên. Đơn giản vì trong cái thời tiết se lạnh, còn gì hạnh phúc hơn được quây quần cùng người thân bên một nồi lẩu ấm nóng, xì xụp những món đồ nhúng đa dạng.

Lẩu ngày nay đã có nhiều biến thể, thêm mới rất nhiều loại thịt và các viên nhúng lẩu nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thiếu rau. thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên nên ăn nhiều rau để món lẩu đảm bảo dinh dưỡng đa dạng và giải nhiệt, trừ nóng. tuy nhiên, rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

39f973c2-2238-466e-968f-40c7fcd8e0d7.jpeg

Dưới đây là 5 loại rau mà các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng khi ăn kèm với các loại lẩu.

1. Các loại nấm lạ

Nấm kim châm, nấm đùi gà... đều là những loại nấm được nhiều người vô cùng được yêu thích vì giòn dai, thơm ngọt và chứa nhiều dinh dưỡng. tuy nhiên, theo trung tá, lương y phạm anh đào: "sự thật là không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ về nhà ăn vì có thể gây ngộ độc".

lau.jpg

Tỉ lệ tổn thương do ngộ độc nấm rất cao vì vậy bạn nên tránh ăn nấm lạ.

Trong thực tế, tỉ lệ tổn thương do ngộ độc nấm rất cao, dễ gây Tu vong nhưng nhiều người vẫn chưa có nhiều hiểu biết, vô tư hái nấm trong rừng, nấm lạ về ăn và gây ra những T*i n*n đáng tiếc cho sức khỏe.

2. Rau kinh giới, cà chua không phù hợp với món lẩu gà

Trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Vì vậy, cần tránh ăn quá nhiều rau kinh giới khi sử dụng lẩu gà để tránh xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy… Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà.

3. Rau mùng tơi không nên kết hợp với món lẩu bò

Lương y phạm anh đào cho biết, trong đông y, thịt bò có tính ôn (ấm). còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... vì vậy nên tránh kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón, khó chịu.

4. Rau tái, chưa chín kỹ

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rau xanh là thực phẩm cần thiết trong các món lẩu nhưng trước khi ăn cần đảm bảo rau đã chín kỹ. Thông thường, thực phẩm nhúng lẩu chỉ được làm chín qua loa trong nước sôi, như vậy thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên rau, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

Mùa lạnh ăn lẩu nên tránh ăn cùng 5 loại rau quen thuộc này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể - Ảnh 4.

5. Loại rau chưa được rửa sạch

Cũng theo pgs. ts nguyễn duy thịnh, điều quan trọng nhất khi ăn lẩu là phải chọn được nguồn rau sạch và phải vệ sinh thật cẩn thận trước khi ăn. để tránh ngộ độc, mọi người nên chọn mua loại rau có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun Thu*c trừ sâu, Thu*c tăng trưởng...

Sau khi mua về cần bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau. các loại rau khó vệ sinh như rau cần, súp lơ càng nên thận trọng.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại rau nhúng lẩu rất an toàn và phổ biến như: rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm… nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng như giá đỗ, dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/an-lau-mua-lanh-an-lau-nen-tranh-an-5-loai-rau-quen-thuoc-nay-vi-co-the-hai-tieu-hoa-gay-ngo-doc-ton-thuong-co-the-20201211150548953.chn)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY