Tâm linh hôm nay

Ăn mặn hay ăn mạng, cách gọi nào đúng?

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệch từ từ “trai” có nghĩa là “thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình.

Lợi ích của việc ăn chay và không sát sinh

Ăn mặn hay còn gọi là ăn mạng 

Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.

Ở Việt Nam, danh từ “chay” được đọc chệch từ từ “trai” có nghĩa là “thanh tịnh”. “Ăn mặn” là đọc chệch từ “ăn mạng”, tức là ăn mạng sống của loài vật hữu tình. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.

Con người và con vật cùng là loài động vật hữu tình. Nghĩa là con người và con vật đều có sự sống, có tình cảm, có cảm giác khổ, vui, biết thương, biết ghét và hận thù... Do đó, đức Phật dạy con người và con vật đều là chúng sinh nói chung, đều có tâm thức, hay nói cách khác là linh hồn. Con người chỉ có khác con vật mang thân thể ở hình thức khác và lý trí thấp hơn con người.

Nếu giết con vật coi như là giết một mạng chúng sinh. Mặc dù, luật pháp không xử tội.

Đức Phật dạy:

1. Tự mình giết

2. Dạy người giết

3. Thấy người khác giết sinh tâm vui mừng cả 3 điều này đều bị phạm tội sát sinh.

Vì sao?

1. Tự mình giết là trực tiếp giết.

2. Dạy người giết.

3. Thấy người giết sinh tâm vui mừng là gián tiếp giết: Người giết vật để bán thịt là trực tiếp giết, cố ý giết; Người ăn thịt là gián tiếp giết. Do vì có người ăn thịt, nên người ta mới sát sinh. Máu thịt là mạng sống của chúng sinh. Do đó, người ăn thịt có tội sát sinh. Việc ăn thịt trả tiền là sự giao dịch trao đổi của con người. Còn con vật thấy ai ăn thịt của nó, thì nó tức giận và trả thù.

Trên thế giới này, chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là vì do sự hận thù nhiều đời nhiều kiếp của chúng sinh. Sự hận thù đó bắt nguồn từ nghiệp sát sinh mà ra. Vì lẻ đó, chiến tranh là sự giải quyết sự hận thù của nghiệp sát sinh.Chúng ta biết rằng con vật có tâm thức hay linh hồn như chúng ta, mà chúng ta giết chúng nó và ăn thịt. Luật pháp quốc gia không xử phạt ai cả, nhưng tòa án lương tâm của mỗi người và luật nhân quả sẽ đem lại sự công bằng cho chúng sinh.

Ăn chay, sát sinh và quả báo

Vì sao nên ăn chay thay vì ăn mặn?

Trước hết, người Phật tử có hai lý do để ăn chay. Thứ nhất là vì lòng từ bi. Nếu bạn không có lòng từ bi, hoặc ít nhất là không tán thành với lòng từ bi của người khác, ắt hẳn bạn đã không có thiện cảm với đạo Phật, đừng nói gì đến việc trở thành một Phật tử. Vì thế, điều tất nhiên là mọi người Phật tử đều đang trong tiến trình nuôi dưỡng tâm từ bi, hoặc ít nhất cũng là có sự tán trợ, đồng tình với sự tu tập từ bi của người khác.

Những cảm xúc được khơi dậy trước nỗi khổ đau là hoàn toàn tự nhiên ở hầu hết mọi con người, không chỉ riêng ở người Phật tử. Tuy nhiên, người Phật tử học theo lời Phật dạy nên luôn nuôi dưỡng lòng từ bi và sẽ biến những cảm xúc ấy thành ý nghĩ, lời nói và việc làm theo hai mục tiêu cụ thể: cứu vớt khổ đau và mang lại niềm vui cho người khác. Cứu khổ và ban vui chính là ý nghĩa của hai chữ từ bi.

Như vậy, khi tin nhận và làm theo lời Phật dạy thì người Phật tử phải là người nuôi dưỡng lòng từ bi, hoặc ít nhất cũng là hoan hỷ tán trợ với sự tu tập từ bi của người khác. Đứng trên quan điểm này mà xét thì việc giết hại bất kỳ loài vật nào để ăn thịt, hoặc tán thành những sự giết hại ấy, đều là đi ngược lại với lòng từ bi, đi ngược lại với lời Phật dạy.

Lòng từ bi của đạo Phật hướng đến đối tượng là tất cả chúng sinh, là muôn loài có tri giác, chứ không chỉ riêng đối với con người. Nền văn minh tiến bộ của nhân loại ngày nay đã đi đến chỗ tương đồng với quan điểm này khi hầu hết các quốc gia văn minh đều có chủ trương bảo vệ động vật hết sức rõ ràng, nghiêm ngặt. Cho dù nhân loại vẫn chưa thực sự chấm dứt việc ăn thịt, nhưng việc giết hại động vật ngày nay ở nhiều nơi đã bị xem như một tội ác.

Ăn chay giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Thanh Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/an-man-hay-an-mang-cach-goi-nao-dung-d40419.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học đã khẳng định “ Chế độ ăn kiêng và tập thể dục không phải là yếu tố quan trọng nhất để có tuổi thọ.” Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel năm 2009 về S*nh l* học, tổng kết các yếu tố sống thọ: Nếu bạn muốn sống hơn 100 năm, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác 25%, trong khi cân bằng tâm lý chiếm 50%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY