Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn phải hạt của những loại trái cây này sẽ nguy hại khôn lường

Trái cây không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, một số loại hạt trong quả có thể gây hại cho người sử dụng.

Các loại trái cây như na, lê, dưa hấu hay ổi,... có nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật, ngăn chặn sự lão hóa. đối với na hay lê, ít người cắn hạt nhưng nếu vô tình cắn và nuốt hạt này thì sẽ nguy hại vô cùng vì trong các loại hạt này chứa những chất độc nguy hiểm.

Ăn phải hạt của những loại trái cây này sẽ nguy hại khôn lường

Hạt na có chứa chất độc nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Hạt quả na có chứa chất kịch độc

Đây là một loại quả ngon nhưng trong phần hạt của quả na có chứa chất kịch độc có thể gây Tu vong.TheoPGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Việncông nghệsinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoaHà Nội: "Hạt na có vỏ cứng bao bọc nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na sẽ gây hại cho cơ thể. Hạt na có tác dụng trừ chấy rận, theo kinh nghiệm dân gian, lấy hạt na giã nhỏ, nấu lấy nước gội đầu hoặc giặt quần áo, cũng có thể ngâm hạt na (đã giã nhỏ) vào rượu, sau đó dùng rượu vò đầu hoặc bôi vào tóc".

Việc nuốt phải hạt của quả na không hề đáng ngại vì chỉ khi cắn vỡ hạt thì chất độc mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên đối với trẻ em, khi cho ăn quả na, bố mẹ nên kiểm soát chặt chẽ, tránh việc trẻ bị hóc hạt.

Hạt lê có thể gây hôn mê

Theo y dược học cổ truyển, quả lê có chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc. Tuy nhiên trong hạt quả lê có chất độc gây hại cho sức khỏe

PGS. Thịnh cho hay, hạt lê có thể tạo thành hydrogen cyanide trong ruột.Ở liều thấp, nó gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng… Còn ở liều cao, chất độc này làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới Tu vong.

Hạt dưa hấu và hạt ổi đều gây hại cho dạ dày

Nhiều người vẫn thường nhai hạt dưa hấu nhưng khi nhai vỡ hạt dưa và nuốt sẽ gây hại cho dạ dày. hạt dưa hấu cứng nên khó tiêu. khi ăn không nên nhai hạt dưa nhất là đối với trẻ em vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.

Ổi là loại trái cây vô cùng quý giá, giúp tiêu hoá tốt, giảm đường huyết và chứa nhiều vitamin c, tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu ăn ổi không đúng cách rất có hại cho sức khoẻ. hạt ổi cứng, khó tiêu, nếu ăn nhiều quá sẽ đau dạ dầy có thể gây chướng bụng. ngoài ra hạt ổi có thểviêm ruột thừa vì một lý do nào đó hạt ổi không may lọt vào lòng ruột thừa và mắc kẹt trong đó cộng thêm phân vào có thể gây viêm.

Theo Ninh Lan/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/an-phai-hat-cua-nhung-loai-trai-cay-nay-se-nguy-hai-khon-luong-d122807.html

Theo Ninh Lan/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-phai-hat-cua-nhung-loai-trai-cay-nay-se-nguy-hai-khon-luong/20210218030313054)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Viêm ruột thừa là tình trạng viêm xảy ra tại ruột thừa, một túi nhỏ như ngón tay nhô ra từ phần đầu của ruột già. Dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa là cơn đau âm ỉ xung quanh rốn sau đó di chuyển về phía dưới, bên phải của vùng bụng. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời, thường là bằng phẫu thuật.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY