An toàn thực phẩm hôm nay

Ăn rau mồng tơi kiểu này không khác nào rước bệnh vào nhà

Ăn rau mồng tơi kiểu này không khác nào rước bệnh vào nhà - bạn cần chú ý những điều dưới đây.

Mồng tơi là món ăn mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. trời nắng nóng cao điểm như gần đây mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì bằng. có thể nói, thưởng thức canh rau mồng tơi vào mùa hè sẽ giúp bạn mát từ trong ra ngoài, đồng thời phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp.

Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.

Có thể nói, không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mồng tơi còn là loại rau tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường ăn đặc biệt vào mùa hè rau mồng tơi mát thanh nhiệt nên là món rau nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mùng tơi. theo các bác sĩ đông y, những người bị sỏi thận, tiêu chảy nên tránh ăn rau này.

Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Gây mảng bám ở răng

Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.

Gây khó chịu trong dạ dày

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Tiêu chảy

Mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón. tuy vậy, ăn nhiều rau mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy. người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiểu chảy… không nên ăn nhiều mồng tơi. bên cạnh đó, người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng… cũng không nên lạm dụng món ăn này.

Một số lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Để an toàn cho cả gia đình, ngoài việc lựa chọn nguồn an toàn, nếu mua ở chợ thì cần phải tinh ý quan sát. Rau mùng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun Thu*c hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun Thu*c kích thích tăng trưởng.

Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Rau mùng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/an-rau-mong-toi-kieu-nay-khong-khac-nao-ruoc-benh-vao-nha-d142506.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-rau-mong-toi-kieu-nay-khong-khac-nao-ruoc-benh-vao-nha/20200928083334644)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ không thích ăn rau là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, trong khi đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin… rất tốt cho cơ thể.
  • Hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần cân nhắc khi ăn các loại rau như rau mồng tơi, rau muống, rau ngót và rau dền.
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bà Elsie không còn thèm ăn rau diếp nữa, và thói quen đột nhiên biến mất.
  • Với những kinh nghiệm dân gian cùng các nghiên cứu khoa học, người ta đã thấy được những giá trị dinh dưỡng của mồng tơi vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nó giúp nhuận trường, có ích cho người thiếu máu, béo phì...
  • Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.
  • Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
  • Con gái tôi 3 tuổi, cháu rất ít ăn rau và trái cây. Tôi lo lắng sợ cháu bị thiếu chất sẽ chậm lớn.
  • Không chỉ là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc.
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
  • Rau mồng tơi là món ăn không thể thiếu khi trong người nóng nực sinh ra táo bón. Bà con chỉ biết đến tác dụng nhuận trường của mồng tơi, nhưng mồng tơi còn nhiều tác dụng khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY