Ẩm thực hôm nay

Những bệnh tối kỵ ăn rau muống

Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.
Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2…Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Thực phẩm này còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng Thu*c bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc

Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM, rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm Thu*c trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng Thu*c trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, Thu*c trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-benh-toi-ky-an-rau-muong-6519.html)
Từ khóa: rau muống

Chủ đề liên quan:

ăn rau ăn rau muống muống rau rau muống

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Nhiều người cho rằng chỉ cần đi chợ mua những thực phẩm dinh dưỡng là có thể giúp nâng cao sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, họ không biết rằng quy trình bảo quản cũng có tác động không nhỏ đến các loại trái cây, rau quả.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen.
  • Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Con gái tôi 3 tuổi, cháu rất ít ăn rau và trái cây. Tôi lo lắng sợ cháu bị thiếu chất sẽ chậm lớn.
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY