Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19

Nhân viên y tế (NVYT) trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và trực tiếp tham gia phòng, chống, xử lý dịch bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây bệnh rất cao; nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

nhân viên y tế (nvyt) trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và trực tiếp tham gia phòng, chống, xử lý dịch bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây bệnh rất cao; nhất là trong bối cảnh dịch bệnh covid-19. nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 5-4-2022, bộ y tế ban hành quyết định số 838/qð-byt về việc hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động (atvslð) cho nvyt trong phòng, chống dịch covid-19, nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho đội ngũ nvyt.

nhân viên trung tâm kiểm soát bệnh tật tp cần thơ thực hiện xét nghiệm sars-cov-2.

Theo quyết định số 838/qð-byt của bộ y tế, toàn bộ người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, làm các nghề, công việc có nguy cơ rủi ro atvslð trong phòng, chống dịch covid-19 và được phân loại theo quy trình, hoạt động phòng, chống dịch covid-19 như sau: nhóm 1: điều tra dịch tễ tại cộng đồng; nhóm 2: lấy mẫu và xét nghiệm nhanh tại cộng đồng; nhóm 3: làm xét nghiệm; nhóm 4: trực tiếp điều trị, chăm sóc, phục vụ, chuyên chở bệnh nhân covid-19 và vận chuyển, xử lý, khâm liệm tử thi, giám định pháp y tử thi, người nhiễm sars-cov-2; nhóm 5: làm việc trong các khu vực khám, chữa bệnh thông thường; khám sàng lọc, tư vấn; khu cách ly tập trung; chuyên chở người nghi nhiễm sars-cov-2; nhóm 6: làm việc tại trạm y tế. trong các nhóm, nhóm 1 và 5 có nguy cơ lây nhiễm trung bình; nhóm 2, 3 và 6 có nguy cơ lây nhiễm cao; nhóm 4 có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Quyết định cũng nêu các biện pháp dự phòng đối với yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi cho NVYT gồm: Thời gian làm việc: Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng. Nếu làm 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn. Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm. Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của NVYT, điều kiện địa phương và cơ sở y tế. Cần thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (cứ sau 1 đến 2 giờ làm việc), thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn. Về thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe, cần xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

Trường hợp làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục mỗi ngày phải bố trí 7-8 giờ để ngủ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí một hoặc hai ngày nghỉ. Khi làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ.

Ngoài các biện pháp theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể, các cơ sở y tế cần áp dụng và thực hiện các biện pháp dự phòng chung như sau:

1. xây dựng và thực hiện chương trình atvslð lồng ghép với chương trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm sars-cov-2 tại cơ sở y tế. phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện. xây dựng các nội quy, quy định về atvslð trong phòng, chống dịch covid-19. quy định yêu cầu người lao động tuân thủ các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hành công việc an toàn để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro atvslð trong phòng, chống dịch covid-19 và lưu ý: vệ sinh tay theo quy trình chuẩn; vệ sinh đường hô hấp; vệ sinh môi trường làm việc và xử lý rác thải y tế; nâng nhấc bệnh nhân, vận chuyển vật nặng an toàn/đúng cách. quy định cho phép nhân viên ở nhà trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh covid-19 với các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho, khó thở…;

2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ trong phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm:

- Bố trí làm việc từ xa, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa.

- Thay thế những yếu tố rất có hại bằng những yếu tố ít hại hơn như lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN), hóa chất khử khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại cho NVYT.

- Thiết kế khu vực riêng để cách ly bệnh nhân COVID-19; sử dụng rèm, tấm chắn để ngăn cách trong phòng bệnh nhân nếu không gian nhỏ; sử dụng phòng lấy mẫu xét nghiệm; tấm chắn bảo vệ và ngăn cách bằng nhựa trong...

- Bố trí đầy đủ và thuận tiện các công trình vệ sinh phúc lợi phù hợp với NVYT theo quy định. Trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở tất cả các điểm chăm sóc người bệnh, khu vực mặc/thay PTBVCN, khu vệ sinh, nơi xử lý chất thải… Khuyến khích lắp đặt hệ thống vệ sinh công nghệ “không chạm” tại các khu vệ sinh, công trình phúc lợi.

- Nghiên cứu, thiết kế và thay đổi hệ thống thông gió phù hợp.

3. Nhận diện các yếu tố có hại, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ trong phòng, chống dịch COVID-19. Quan trắc các yếu tố có hại theo đúng quy định của Luật ATVSLÐ.

4. Tổ chức huấn luyện cho NVYT về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2.

5. Cung cấp và trang bị đầy đủ PTBVCN cho NVYT, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng chủng loại.

6. Bố trí NVYT đủ sức khỏe để tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19. Sàng lọc và xét nghiệm SARS-CoV-2; tiêm phòng vaccine và phòng các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp khác như viêm gan B, bệnh lao nghề nghiệp… Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NVYT, đặc biệt NVYT có nguy cơ cao phơi nhiễm SARS-CoV-2 và các nguy cơ nghề nghiệp khác.

7. Ðảm bảo NVYT được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, bị bạo hành, quấy rối hoặc có các rối loạn về sức khỏe tâm thần (căng thẳng, lo âu, trầm cảm...), bị bệnh nghề nghiệp và T*i n*n lao động.

Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho NVYT khi tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: ÐỖ QUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/an-toan-ve-sinh-lao-dong-cho-nhan-vien-y-te-trong-phong-chong-dich-covid-19-a146704.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY