Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn uống quá đà, cẩn thận cơn gút cấp

Bệnh gút là bệnh lý về khớp phổ biến ở người trưởng thành. Nó liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt trong ngày Tết, với các bữa tiệc nhiều chất đạm, rượu – bia… là nguy cơ cao cho các cơn gút cấp khởi phát.

Bệnh gút là gì?

Theo pgs.ts.nguyễn mai hồng, tại việt nam đang ngày một gia tăng, trong đó đa số gặp ở nam giới, độ tuổi trung niên và có thể gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Bệnh gút không chỉ gây đau đớn mà có thể phá hủy khớp, gây tàn phế

Bệnh gút là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao vượt quá mức độ bão hòa của acid uric trong dịch ngoại bào dẫn đến hình thành các vi tinh thể urat, các tinh thể này thường lắng đọng tại khớp gây ra tình trạng viêm khớp cấp và mạn tính, lắng đọng tại mô mềm sẽ hình thành các hạt tô phi, lắng đọng tại thận gây sỏi thận, bệnh thận kẽ và suy thận. Tuy nhiên, có khoảng 40% bệnh nhân gút có nồng độ acid uric máu không tăng, nên xét nghiệm acid uric máu bình thường cũng không loại trừ bệnh gút.

Đối tượng có nguy cơ bị bao gồm: thừa cân, béo phì, uống bia rượu quá mức và các rối loạn chuyển hóa như: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch làm gia tăng tỉ lệ mắc gút.

Trong dịp tết, việc quá nhiều chất đạm, mỡ, khiến những bệnh nhân vốn có bệnh khớp nặng thêm hoặc tái phát cơn gút cấp.

Dấu hiệu của bệnh gút

-Nam giới tuổi trung niên có cơn đau khớp cấp, đôi khi là đợt đau khớp tái phát.

-Sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp.

-Khớp đau dữ dội, nhất là sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản, đau nhất là ban đêm.

-Khớp hay gặp nhất là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân hoặc có thể gặp các khớp bàn chân, khớp gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay…..

- Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của gút thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao.

Các vi tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây ra tình trạng viêm khớp cấp

Người mắc bệnh gút cần chế độ ăn thế nào?

Thu*c dùng điều trị chủ yếu là cắt cơn đau khớp và hạn chế gút tái phát. vì vậy, việc phòng để hạn chế nặng thêm và hạn chế cơn đau tái phát là hết sức cần thiết. cũng giống như bệnh tiểu đường, người bị cần có lối sống lành mạnh, hạn chế một số loại thực phẩm nhiều đạm, rượu bia. nhiều bệnh nhân mắc cơn gút cấp sau kỳ nghỉ tết kéo dài là do không tuân thủ chế độ ăn, uống rượu bia, ít vận động….

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh gút

Trong dịp Tết, người mắc bệnh gút cần tuân thủ:

-Không uống rượu, bia.

-Giảm cân ở người thừa cân, béo phì (bằng hình thức vận động cơ thể, kiêng ăn mỡ động vật, ăn giảm chất bột, tăng cường ăn rau).

- Uống đủ nước hàng ngày (khoảng 1,5 - 2,0 lít bao gồm cả nước có trong canh, rau, trái cây) hoặc uống hơn lượng nước đó càng tốt nhằm tăng lượng nước tiểu đào thải acid uric.

- Không ăn các loại phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, lá lách, thận), không ăn thịt đỏ (trâu, bò, chó). Giảm đạm động vật, thịt ăn không quá 150g/ngày.

-Hạn chế ăn hải sản, nhất là cá trích, cá cơm, trứng cá.

Tóm lại, là một bệnh lý có thể điều trị và dự phòng được. tuy nhiên việc người bệnh lạm dụng Thu*c corticoid, cũng như chẩn đoán muộn dẫn đến nhiều biến chứng cho bệnh nhân gút. do đó, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/an-uong-qua-da-can-than-con-gut-cap-n153404.html)

Tin cùng nội dung

  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY