Kinh tế xã hội hôm nay

Angkor Wat - vùng đất của quá khứ

(MangYTe) Tôi đến Siêm Riệp, Campuchia vào một ngày nắng chói chang. Chuyến xe bon bon trên những con đường khúc khuỷu, từ thành thị đến làng quê đưa tôi đến một vùng đất mới, nền văn hóa mới - nơi ôm trọn lịch sử oai hùng của một đế chế xưa cũ - Angkor.

Ngược dòng thời gian

Angkor trước đây từng là kinh đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV. “Angkor”, trong tiếng Phạn, có nghĩa là “Thành phố”. Qua bao dâu bể, đến hôm nay, Thủ đô của Campuchia đã dời về Phnom Penh, còn thành phố từng phát triển rực rỡ ấy giờ trở thành khu di tích vô giá, rộng gần 3.000 km2. Bên trong khu di tích có nhiều ngôi làng và hơn 1.000 ngôi đền lớn nhỏ mang kiến trúc Khmer, bao gồm cả ngôi đền nổi tiếng - Wat.

Trong một ngày, chúng tôi đến thăm những ngôi đền cổ như Ta Prohm, Ta Keo, Bayon và - biểu tượng trên quốc kỳ của Campuchia.

Hầu hết các ngôi đền đều trải qua biết bao thăng trầm để có thể đứng vững cho đến ngày nay. Ngôi đền Ta Prohm, được Vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII để tỏ lòng tôn kính với hoàng tộc và người mẹ của mình. Đền được trang hoàng vô cùng tráng lệ bằng một số lượng lớn vàng, bạc, đá quý, kim cương, ngọc trai.

Tuy nhiên, cuối thế kỷ XIII, dưới sự đánh chiếm của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm, tất cả số châu báu đó đều bị cướp đi và để lại đống hoang tàn. Qua thời gian, ngôi đền này bị lãng quên, ẩn mình dưới sự phát triển của cây cối xung quanh. Mãi về sau, đền Ta Prohm được gia cố lại. Hầu hết các chi tiết trong đền đều được khôi phục so với nguyên trạng đổ nát khi được tìm thấy. Nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản đã hỗ trợ Campuchia trong nỗ lực bảo tồn khu di tích này.

Bao quanh ngôi đền này là khu rừng nguyên sinh mát rượi, xanh ngắt. Có lẽ, những khối đá cùng kiến trúc rêu phong đã tạo cho tôi một cảm giác dễ chịu, mát mẻ và có phần hơi lạnh lẽo.

Trong khu đền, có nhiều loại cây phát triển mạnh mẽ, thậm chí sức nặng của gốc và rễ làm hư hại nghiêm trọng đến tường đền. Để khắc phục việc này, người dân Campuchia đã dùng giàn giáo và trụ sắt để đỡ phần rễ và dựng một số trụ khác để gia cố lại tường của đền. Làm như vậy họ vừa bảo vệ được đền lại vừa không hủy hoại những loại cây đã phát triển hàng trăm năm.

Khi thấy những rễ cây cổ thụ bao trùm lên góc tường đền, tôi chợt nghĩ rằng, liệu có phải những cây cổ thụ ấy là nguyên nhân gây đổ nát cho khu đền, hay chính những rễ cây này, một phần nào đó lại trở thành điểm tựa cho những bức tường này đứng vững trong hàng trăm năm qua?

Khi sang đến đền Bayon, chúng tôi được đến với trung tâm của Thom – kinh đô cuối cùng của đế chế Khmer. Ngôi đền gồm nhiều tháp lớn nhỏ. Trên mỗi mặt tháp đều tạc tượng thần Avalokitesvara đang mỉm cười, như tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về cả bốn hướng. Vì vậy, ngôi đền này mang lại cho tôi một cảm xúc đặc biệt hơn những ngôi đền khác.

Trong lịch sử đế chế Khmer, một số nhà vua theo Ấn Độ giáo, đã đập phá rất nhiều đền đài, tượng thần nhằm điều chỉnh theo tôn giáo của đất nước. Nhờ một số lý do may mắn khách quan, những mặt tượng tại Bayon còn tồn tại và được bảo tồn cho đến ngày nay. Trong đền, ngoài những mặt tượng thần Avalokitesvara, trên tường còn được trang trí bằng những phù điêu khắc điệu múa Apsara, một điệu múa nghệ thuật truyền thống trong cung đình Campuchia.

Angkor Wat là ngôi đền trung tâm và nổi tiếng nhất của khu di tích Angkor. Được bắt đầu xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XII dưới thời Vua Suryavarman II, ngôi đền này được xem như là thủ đô của đế quốc Khmer và cũng là đền thờ vị vua này. Chỉ sau một thời gian khi Vua Suryavarman II qua đời, ngôi đền này đã bị những người Champa phá hủy. Sau đó, vua Jayavarman VII đã dời đô sang đền Bayon.

Kết thúc sự nghiệp phụng sự như một cố đô, trở thành trung tâm tín ngưỡng và bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nhờ cấu trúc đặc biệt, gồm một hào nước bao quanh khu đền, không hoàn toàn bị rừng rậm chiếm đóng như đền Ta Prohm. Khu vực này có kiến trúc cực kỳ hoành tráng. Bên trong đền có cả những nhà sư làm lễ khi du khách muốn cầu nguyện.

Những đứa trẻ với tương lai mờ mịt

Angkor là một quần thể rộng lớn, việc tự tìm đường tham quan là một điều vô cùng khó khăn với bất cứ du khách nào. May mắn, trong suốt hành trình khám phá khu di tích này, tôi có cơ hội làm quen và trò chuyện cùng với Tiger – một người chạy tuk tuk chở khách tham quan tại khu di tích. Anh chia sẻ, vì cạnh tranh chạy xe tuk tuk ở đây nhiều, nên anh phải tự học tiếng Anh để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

“Anh cố gắng đi làm, để vợ ở nhà chăm sóc mấy đứa con. Anh cố gắng cho con đi học, bây giờ nó học tiếng Anh còn giỏi hơn anh nữa”, Tiger nói với giọng vô cùng tự hào. Tôi có chút ngạc nhiên và vui mừng. Vì họ khổ, nhưng không phải ai cũng cố gắng cho con đi học. Tôi để ý ở khu di tích có rất nhiều những đứa trẻ đội nắng đi bán đồ cho du khách. Ban quản lý di tích phải ghi chú trên vé tham quan về việc không cho trẻ em bánh kẹo hoặc tiền, vì sợ chúng sẽ bị lợi dụng để kiếm tiền.

Có lẽ, gia đình chúng không dư dả, hàng ngày vẫn chịu cảnh thiếu hụt tài chính, vì vậy, những đứa trẻ đang tìm cách làm vơi bớt gánh nặng cho gia đình. Hàng ngày, chúng đầu đội nắng tới cháy cả tóc, chỉ mong bán được cái nam châm, cái quạt cho du khách.

Nhưng dường như cuộc sống của chúng vẫn mãi là một vòng tròn luẩn quẩn, khổ vẫn hoàn khổ. Có chăng, chúng nên đầu tư công sức, tiền bạc để theo đuổi con đường học tập thì may ra thoát khỏi cái vòng tròn ấy.

Dòng cuối cho vùng đất của quá khứ

Trước khi tới Angkor, tôi chỉ hình dung đó là khu đất đá đổ nát, cũ kỹ. Nhưng khi đến nơi này, tôi đã hiểu vì sao nơi đây được xếp loại vào nhóm 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Mọi thứ thật hoành tráng và vẫn còn đâu đó hơi thở của nền văn hóa xa xưa. Đứng giữa khu đền vắng, đôi lúc tôi đã thử nhắm mắt và tưởng tượng tại nơi này, cách đây hàng trăm nghìn năm về trước, chuyện gì đang xảy ra tại địa điểm này? Phải chăng có những người của thế giới cổ đại đang tụng niệm, thực hiện những nghi lễ tôn giáo khác lạ, hay có những vị vương giả đang ca múa trong những giai điệu truyền thống Khmer...? Và khi mở mắt, trước mắt tôi chỉ còn lại ngôi đền tĩnh lặng, những khối đá nhuốm màu thời gian, phả ra hơi lạnh đến rùng mình.

Những giây phút cuối cùng tại đây, để kết thúc chuyến đi, tôi xin mượn lời nói của nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot khi nói về Wat:

“Angkor Wat xứng đáng nằm trong danh sách những công trình đẹp nhất thế giới, là đối thủ của Solomon hay bức tượng Michelangelo cổ đại. Ngôi đền này lớn hơn bất kỳ tòa nhà nào được nhìn thấy tại Hy Lạp hay La Mã”.

Báo Thế giới và Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/angkor-wat-vung-dat-cua-qua-khu-107468.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY