Kinh tế xã hội hôm nay

Áp lực kép “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với những nữ doanh nhân thành công, hẳn từng nhận được câu hỏi từ một phóng viên: Làm sao bà cân bằng giữa công việc với chăm sóc gia đình? nhưng hẳn sẽ không có ai hỏi những người đàn ông có thành tựu cao trong sự nghiệp: Làm sao ông cân bằng giữa việc chống dịch với chăm sóc vợ cơn?. Người phụ nữ có sự nghiệp riêng vẫn luôn được kỳ vọng phải cáng đáng chu tất việc nhà, nếu không họ chỉ được coi là thành công một nửa.

Ra đời vào năm 1989 do tổng liên đoàn lao động việt nam phát động, phong trào "giỏi việc nước, đảm việc nhà" đặt ra yêu cầu cho các nữ công nhân viên lao động trong thời kỳ đổi mới đất nước phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của lịch sử: vừa làm hậu phương ưu tú vững chắc, vừa đủ sức gánh vác những nhiệm vụ mới của cách mạng việt nam.

Ảnh: @NPR

Tuy nhiên, sự phân công nhiệm vụ này chỉ phù hợp với bối cảnh thời chiến và những năm đổi mới, khi nam giới vẫn là lực lượng tham chiến chính. Khi chiến tranh đã kết thúc, nam giới không còn phải ra chiến trường, sự phân công nhiệm vụ giới này đã không còn phù hợp.

Áp lực "giỏi việc nước, đảm việc nhà" khiến phụ nữ thời hiện đại có nhiều trách nhiệm hơn trước. hiện nay, phần lớn phụ nữ làm việc ca một ở văn phòng và "ca hai" ở nhà. theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ trung bình dành 20,2 giờ mỗi tuần làm việc nhà (tương đương với 2,5 ngày làm việc); trong khi nam giới là 10,7 giờ.

Ảnh: The New York Times

Đại học british columbia, canada từng tiến hành một nghiên cứu quan sát 326 trẻ em từ 7 đến 10 tuổi và cha mẹ của chúng để xem cách lựa chọn nghề nghiệp tương lai. kết quả, những cô con gái có cha không bao giờ làm việc nhà sẽ có khái niệm bất bình đẳng giữa nam và nữ khi chọn nghề. chúng chỉ dám chọn những nghề truyền thống dành cho phái nữ như y tá hay nội trợ. còn những đứa trẻ có cha mẹ chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái, con gái sẽ không bị ràng buộc bởi suy nghĩ giới tính khi chọn nghề. chúng dám "dấn thân" vào các nghề nghiệp truyền thống của nam giới như sĩ quan quân đội hay ceo. nghiên cứu đưa ra kết luận: "người cha làm việc nhà càng nhiều, sự lựa chọn nghề nghiệp của con gái càng táo bạo và đa dạng hơn".

Theo nhiều nghiên cứu khoa học khác, khi nam giới làm việc nhà, gia đình có xu hướng giảm cãi vã, giảm nguy cơ ly hôn và họ có thể tăng khả năng thấu cảm cũng như kéo dài tuổi thọ.

Nữ Thủ tướng Jacinda Ardern hạ sinh con gái đầu lòng chỉ sau hơn một năm nhậm chức. Đây là lần đầu tiên tại New Zealand và lần thứ hai trên thế giới có một nữ nguyên thủ sinh con trong thời gian đương nhiệm. Bà Jacinda Ardern lập tức trở thành một biểu tượng nữ quyền đặc sắc, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phụ nữ toàn thế giới. Vừa điều hành đất nước ở cương vị cao nhất, vừa thực hiện công việc làm mẹ là điều mà không phải ai cũng có đủ sức lực và dám đương đầu. Bạn trai của nữ Thủ tướng New Zealand - ông Clarke Gayford - tiết lộ, hằng ngày bà Jacinda Ardern dậy vào lúc 5h30 sáng và làm việc cho đến đêm khuya. Sáu tuần sau sinh, bà đã quay trở lại với công việc. Nhưng để làm được "điều phi thường" như bà Jacinda Ardern phải nói đến người "đối tác tuyệt vời" đó là ông Clarke. Kể từ khi có con, ông Clarke Gayford đã chủ động gác lại sự nghiệp truyền hình của mình để ở nhà làm một bảo mẫu toàn thời gian, chăm sóc và nuôi dạy con gái, nấu ăn, làm việc nhà. Ông cũng tranh thủ đến văn phòng Thủ tướng để ăn trưa và nhắc bà uống Thu*c bổ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Đây không phải là một điều bất thường bởi mỗi gia đình sẽ có một cách phân công riêng. Nhưng nó trở nên thật khác biệt và đáng ngưỡng mộ vì trong bài toán "cả vợ và chồng đều đi làm, ai nên ở nhà chăm con?" thì câu trả lời thường là "người phụ nữ".

Ảnh: The New York Times

Suy cho cùng, vai trò của mỗi giới là sản phẩm được nhào nặn từ các nền văn hoá và xã hội khác nhau. chính vì vậy, việc nhà không nên được ấn định là công việc cho bất kỳ giới nào. bất bình đẳng đối với phụ nữ về chất lượng việc làm và phát triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác. tuy đã có sự chuyển biến nhất định trong vấn đề chia sẻ việc nhà giữa các thành viên gia đình từ cha mẹ cho đến con cái, nhưng để đạt được bình đẳng trong gia đình vẫn còn là một chặng đường dài, đòi hỏi sự quan tâm chân thành, thấu hiểu sâu sắc và sự chủ động của nam giới trong việc san sẻ gánh nặng với bạn đời.

Nhà Nhiều Cột là chiến dịch được khởi xướng và thực hiện bởi CARE Quốc tế tại Việt Nam và TUVA Communication, với nguồn tài trợ từ Investing in Women - một sáng kiến của chính phủ Australia, hướng đến mục tiêu xoá bỏ định kiến giới. Nếu quan tâm, bạn có thể theo dõi thêm các nội dung thú vị từ Nhà Nhiều Cột tại fanpage https://www.facebook.com/NhaNhieuCot/ hoặc website https://nhanhieucot.com/

PV


Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ap-luc-kep-gioi-viec-nuoc-dam-viec-nha-20210726081940089.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY