Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Áp xe răng không thể xem thường

Bệnh về răng miệng luôn gây ra những phiền toái dai dẳng nếu không được điều trị dứt điểm. Sức khỏe đời sống trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Series bài viết về kiến thức chăm sóc răng miệng do PGS.TS Nguyễn Phú Thắng chủbiên.PGS.TS Nguyễn Phú Thắng hiện đang là trưởng Bộ môn Phẫu thuật trong miệng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Áp xe răng là gì?

Áp-xe răng là một túi mủ được hình thành do nhiễm khuẩn. xảy ra ở chóp chân răng (viêm quanh cuống răng), trong khi áp-xe nha chu xảy ra ở tổ chức quanh chân răng. [1]

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân

Do nhiễm khuẩn

- Do viêm tủy: Tủy hoại tử gây biến chứng viêm quanh cuống răng. Quá trình viêm tủy do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào mô quanh cuống răng gây tiêu xương và cấu trúc mô.[2]

- Do viêm quanh răng: Vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vào vùng cuống răng.

Do sang chấn răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cuống răng.

Khi nào nghi ngờ áp-xe răng

Các dấu hiệu và triệu chứng của áp-xe răng bao gồm [1,2]:

- Đau răng dữ dội, dai dẳng, đau nhói có thể tỏa ra xương hàm, cổ hoặc tai.

- Đau khi nhai hoặc cắn,

- Sốt,

- Sưng ở mặt hoặc má,

- Đau, sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ.

- Đột ngột có mùi hôi và vị hôi, chất lỏng mặn trong miệng và giảm đau, nếu khối áp xe vỡ.

- Khó thở hoặc nuốt.

Biến chứng [1,2,3]

Bệnh áp-xe răng nếu như được điều trị sớm thì ít xảy ra biến chứng.

Tuy nhiên nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến hàm và đến các khu vực khác trên đầu và cổ gây các bệnh lý nguy hiểm như:

- Viêm mô tế bào lan tỏa, áp-xe ở vòm miệng, ở sàn miệng.

- Áp-xe ngoài mặt như: áp-xe má và vùng dưới hàm, viêm tấy lan rộng sàn miệng, viêm tấy lan rộng hố thái dương.

- Tình trạng nhiễm khuẩn xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Áp-xe não.

Điều trị [1]

Tùy theo tình trạng bệnh mà nha sĩ có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

- Dẫn lưu mủ.

- Lấy tủy răng.

- Nhổ răng bị ảnh hưởng.

- Điều trị nhiễm trùng: Nha sĩ sẽ kê đơn Thu*c kháng sinh và kháng sinh thường được sử dụng là spiramycin kết hợp với metronidazole.

Phòng ngừa

Chăm sóc răng miệng tốt để tránh sâu răng:

- Cung cấp đủ fluoride.

- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.

- Thay bàn chải đánh thường xuyên.

- Ăn các thực phẩm có lợi như rau xanh, hải sản , sữa và các chế phẩm từ sữa

- Tránh các thực phẩm có nhiều đường, nước có ga và rượu bia.

- Khám răng định kì 6 tháng một lần.

- Điều trị sâu răng sớm để phòng ngừa biến chứng răng miệng.

PGS.TS Nguyễn Phú Thắng

Trưởng Bộ môn Phẫu thuật trong miệng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

[1]. Mayoclinic.org. Tooth abscess.

[2]. QĐ 3018/BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt. page 51

[3]. Talib Najjar (2017). Bacterial Mouth Infections

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ap-xe-rang-khong-the-xem-thuong-n175402.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY